Showing posts with label tin tuc. Show all posts
Showing posts with label tin tuc. Show all posts

Saturday, June 6, 2015

Nguyên nhân dẫn đến cái chết của anh bảo vệ là : Cánh cổng sắt hay thùng rác

Anh bảo vệ đang kéo chiếc cổng sắt

Hãy xem video và phân tích xem nguyên nhân khiên cho một anh bảo vệ bị chết là do Thùng rác đặt không đúng chỗ hay tại cái cổng kéo kia nhé. 


Thùng rác dường như bành trướng ngay giữa đường

Wednesday, May 20, 2015

Nhà vệ sinh rất quan trọng với… nhân phẩm

Dường như công tác quản trị trường học hiện nay mới chú trọng đến các mặt học hành, thi đua chứ các vấn đề ăn ngủ, vệ sinh của học sinh thường bị coi là việc phụ.

Nhà vệ sinh đặc biệt quan trọng với sức khỏe cộng đồng, thậm chí là với cả nhân phẩm”. Đó là lời của Bill Gates khi giới thiệu chiến dịch tìm kiếm công nghệ và cách xây dựng một nhà vệ sinh tốt hơn phù hợp cho các nước đang phát triển.

Nếu nhìn vào câu chuyện nhà vệ sinh (NVS) trường học của Việt Nam hiện nay, hẳn chúng ta sẽ thấy mối quan tâm của vị tỷ phú danh tiếng kia hoàn toàn có căn cứ.

Vừa mới đầu tháng này, một bài viết trên tờ Tuổi trẻ cho hay, nhiều điểm trường tiểu học và mẫu giáo tại huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) không có nhà vệ sinh (NVS). Có nơi hơn 200 học sinh cấp tiểu học nhiều năm nay không có NVS để sử dụng.

Ảnh minh họa nhà vệ sinh trường học

Con đi học mà cha mẹ run tim

Sáng nào bạn tôi cũng chở con đi học ở một trường tiểu học ngay tại TPHCM. Con cắp cái cặp nặng trĩu vào lớp rồi mà mẹ lên đường đến cơ quan mà tim run. Vừa làm nghĩ đến con, mà trong vô vàn nỗi lo là lo con đi NVS mà phải chịu nhịn vì NVS quá đông và quá bẩn.

Cô bạn tôi tâm sự: “Chỉ riêng việc dặn con đi vệ sinh sao cho an toàn là cả một vấn đề. Vì phải làm sao cho cháu không quá sợ đến nỗi nhịn không đi tiêu đi tiểu luôn. Nhưng nhiều ngày cháu vẫn nhịn đến chiều”. Cháu là bé gái nên chỉ nhìn thấy dơ quá là không dám vào, sợ trơn trượt té ngã, sợ hôi. Chưa kể nhiều ngày NVS không đủ nước dùng nên quá bẩn.

Trong khi đó, nhân viên quét dọn vệ sinh ở trường cháu thì thiếu mà nếu làm thì chỉ làm qua loa. Vì vậy chiều tới rước con, việc đầu tiên là bạn tôi phải chở con vào một quán ăn quen cho cháu đi vệ sinh rồi mới dám chở về nhà, bởi để lâu sợ con nhịn tiểu sẽ mắc bệnh.

Trước tình cảnh này, bạn tôi đã “chạy” cho con sang một trường khác. Khi chuyển học cho cháu xong, cô vui vẻ khoe: “Trường này tốt lắm cơ, vì có… Nhà vệ sinh rất tốt”.

Cô cũng kể có những người đã làm như cô. Bởi nói chuyện NVS với trường cũng rất gian nan. Có phụ huynh im lặng vì sợ con bị trù úm, nhưng nhiều phụ huynh, trong đó có bạn tôi mất công đề nghị, nhắc nhỏm, thậm chí có cả đóng góp thêm kinh phí làm NVS cho trường mà kết quả chẳng đâu vào đâu.

Đây cũng là một phần khiến những trường học có cơ sở hạ tầng và chất lượng dạy học tốt đã đông lại càng thêm đông, sinh ra cảnh xếp hàng nộp đơn nườm nượp hàng năm.

Một số phụ huynh khác có tiền thì chuyển con sang trường tư thục hay trường quốc tế. Dù có thể các trường này dạy dỗ chưa hẳn đã hơn trường công nhưng khoản ăn ở, vệ sinh thì chắc chắn là hơn. Và ở các trường này cũng không xảy ra tình trạng yêu cầu phụ huynh đóng tiền để xây một NVS trị giá 2 tỷ như tại trường Collete, quận 3, TPHCM, trong khi đây là một trường công.

Nỗi lòng không của riêng ai

Một bài báo năm 2009 dẫn số liệu gây choáng khi ngay tại Hà Nội (gồm cả khu vực mở rộng), trên 1.000 trường học/1.255 trường học được khảo sát thiếu NVS. Ở TP. HCM, mặc dù hầu hết các trường đều có hệ thống NVS, nhưng do tỉ lệ học sinh sử dụng quá cao đã khiến NVS rơi vào tình trạng quá tải, nhanh chóng hư hỏng, xuống cấp.

Ngay tại các thành phố lớn còn vậy nói chi vùng sâu, vùng xa… Nguyên do vì khi xây trường, không hiểu tính toán sao mà các nhà xây dựng chỉ chú trọng đến các phòng ốc làm lớp học, phòng chức năng mà quên mất việc đầu tư bài bản cho khu vệ sinh.

Một khảo sát cách đây vài năm cho thấy, 73% trường học được điều tra có nhà vệ sinh nhưng chỉ có 11,7% số trường có nhà tiêu hợp vệ sinh. Riêng ở khu vực nông thôn, tình hình còn bi đát hơn - có tới 27% trẻ em nông thôn phải đi vệ sinh ở bên ngoài. Thiếu Nhà vệ sinh nơi học đường là vấn nạn với trẻ em và nỗi lo lắng của cha mẹ học sinh.

Dường như công tác quản trị trường học hiện nay mới chú trọng đến các mặt học hành, thi đua chứ các vấn đề ăn ngủ, vệ sinh của học sinh thường bị coi là việc phụ. Chính vì thế mà cảnh học sinh bán trú ngủ la liệt trên bàn, dưới sàn nhà, hay ăn qua quýt thiếu dưỡng chất và an toàn vệ sinh thực phẩm, NVS dơ dáy, chật chội có thể gây mất an toàn vẫn diễn ra khá thường xuyên. Đó là chưa kể việc giáo dục ý thức giữ vệ sinh chung tại các trường học cũng chưa tốt, thành thử nhiều nơi triền miên trong cảnh từ thiếu đến quá tải, từ quá tải đến… hoảng hốt vì NVS quá bẩn.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm bệnh viện Nhi đồng 1, TPHCM đã phát biểu trên báo rằng “Có thể khẳng định rằng NVS trong trường học không bao giờ là chuyện nhỏ vì tác động rất lớn tới ý thức cũng như sức khỏe con người.Không thể chấp nhận được chuyện không có nhà vệ sinh, càng không thể chấp nhận chuyện NVS chỉ “để cho có”.

Và cũng không phải vô lý khi một bài báo mới đây đã miêu tả tình trạng thiếu NVS này như một “nỗi khổ trẻ con, nỗi nhục người lớn”. Bởi lẽ người lớn chúng ta đã không thể giải quyết được một trong những nhu cầu căn bản của con người cho các em.

Tình trạng này đã được lên tiếng từ lâu, tuy nhiên, dường như vẫn chưa thấy Bộ Giáo dục và Bộ Y tế có những chương trình thiết thực, nỗ lực cần thiết để xử lý hiệu quả chuyện nhỏ mà to này?

Thursday, April 2, 2015

Say rượu, nam thanh niên phi ngược chiều tông thẳng vào xe rác

Điều khiển xe máy sau khi đã uống rượu, nam thanh niên đi ngược chiều đường và bất ngờ tông vào xe gom rác bên đường.

Theo thông tin ban đầu, vào khoảng 0h ngày 1 /4, tại ngã tư Nhổn (đường 32, Minh Khai, Từ Liêm, Hà Nội) đã xảy ra một vụ tai nạn hy hữu khiến 1 nam thanh niên phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng bị thương nặng.

Một số người dân có mặt tại hiện trường chứng kiến vụ việc cho biết, vào khoảng thời gian trên, có một nam thanh niên điều khiển chiếc xe máy hiệu Honda Dream mang BKS 35F4-2972 có dấu hiệu say rượu đi loạng choạng.
Chiếc xe máy của nạn nhân tại hiện trường bị kẹp giữa 2 xe rác ven đường 32

Điều đáng nói là thanh niên này còn đi ngược chiều với tốc độ rất nhanh.

Tuy nhiên, khi vừa tới đoạn đối diện cửa hàng phở Cồ (đường 32, Minh Khai, Từ Liêm, Hà Nội) thì do không làm chủ được tay lái, nam thanh niên này bất ngờ đâm thẳng vào một loạt xe thu gom rác đang đỗ trên hè khiến nhiều người dân và các công nhân vệ sinh giật mình.

Đi với tốc độ cao cộng thêm cú đâm khá mạnh đã khiến người này ngã ra đường, cả người cả xe bị kẹp chặt trong 2 xe rác, chảy nhiều máu.

Khi người dân đến gần, thanh niên này đã ở trong tình trạng bất tỉnh, đặc biệt chảy nhiều máu phía sau đầu. 

Ngay lập tức, nam thanh niên đã được mọi người đưa vào cấp cứu tại bệnh viện 198.

Nhận được tin báo, lực lượng chức năng đã có mặt để tiền hành giải quyết vụ việc.
Theo Soha.vn

Saturday, March 28, 2015

Bị đánh nhập vện chỉ do can ngăn không gậy lộn trong nhà vệ sinh

Dạo gần đây có rất nhiều vụ việc xảy ra xung quanh nhà vệ sinh ở trường THCS như một người đàn ông ở Bắc Ninh hãm hiếp bé gái 10 tuổi trong nhà vệ sinh hay tường nhà vệ sinh ở Hà Tĩnh đổ sập khiến học sinh lớp 2 ngất xỉu.

Và gần nhất là chiều ngày 26/3, chị Lê Thị Phượng (34 tuổi) – mẹ nữ sinh Nguyễn Thị Ngọc Mai cho biết, hiện Mai vẫn đang nằm điều trị tại Bệnh viện Đa khoa TP. Sa Đéc với nhiều vết thương ở vùng đầu, chân do bị Duyên và 2 bạn nữ khác hành hung vì can ngăn bạn bị đánh trong nhà vệ sinh.

Chị Phượng kể: “Vào sáng ngày 20/3, giáo viên chủ nhiệm gọi tôi lên ngay trường có việc gấp chứ không nói là Mai bị đánh. Tôi bỏ dở mọi công việc ở nhà chạy lên trường thì được thông báo Mai đang nằm ở Trạm Y tế xã.

Nhìn những vết thương trên người đứa con gái mình dứt ruột đẻ ra mà tôi đau như cắt từng khúc ruột. Một lúc sau tôi mới được thông báo là con mình bị bạn đánh”.

Theo lời kể của chị Phương, ở nhà Mai là người con ngoan ngoãn, thường xuyên giúp đỡ bố mẹ chăm lo việc nhà.
Trường THCS Phú Long - Nơi Mai bị đánh hội đồng
“Trước hôm xảy ra sự việc 2 hôm, tôi có thấy Mai buôn, gặng hỏi thì được con cho biết là bị một bạn tên Duyên học cùng trường dọa đánh. Tôi cứ nghĩ đó chỉ là lời đe dọa vì chúng nó đều là con gái với nhau cả. Không ngờ lại ra ra tay tàn bạo quá” – chị Phượng bức xúc.

Còn bà Trần Thị Hoàng Kim – Hiệu trưởng trường THCS Phú Long cho biết, Nguyễn Thị Ngọc Mai là học sinh có học lực khá giỏi, đạo đức tốt. Từ trước tới nay chưa có giáo viên nào phàn nàn về Mai.

Còn Duyên thì ngược lại, vì bố mẹ thường xuyên đi làm ăn xa nên không có điều kiện kèm cặp, Duyên chỉ là học sinh có học lực trung bình yếu.

Nguyên nhân của cuộc ẩu đả được bà Hoàng Kim cho biết bắt đầu từ ngày 18/3, khi Mai và P. có gặp Duyên trong nhà vệ sinh của trường học. Do mắt P. bị dị tật nên gây ra hiểu nhầm khiến Duyên  tưởng rằng P. liếc mắt nhìn mình.
Bà Trần Thị Hoàng Kim - Hiệu trường trưởng THCS Phú Long

Khi đi vệ sinh xong, Duyên chạy lại gây sự với P. Thấy bạn bị gây lộn ngay trong nhà vệ sinh chỉ do nhìn đểu, Mai đã chạy tới khuyên ngăn không ngờ Duyên cho đó là hành động xen vào chuyện người khác nên nuôi ý định dạy cho Mai “một bài học”.

Ngày 20/3, Duyên cùng hai bạn nữ (học ngoài trường) trèo cổng vào trường tìm Mai và P. đánh lộn. Khi nhìn thấy Mai thì Duyên cùng hai bạn lao vào đánh đập, kèm theo những lời chửi bới tục tĩu.

Sự việc chỉ dừng lại khi giáo viên và bảo vệ trường chạy tới can ngăn. Bà Hoàng cho biết: “Không có chuyện Mai bị ngất xỉu, khi đưa đến trạm xá Mai vẫn còn tỉnh táo. Hai em nữ sinh ở trường ngoài cũng được xác định danh tính, chúng tôi đã báo cho công an và gửi giấy báo cho trường mà 2 nữ sinh đó đang theo học”.

Cũng theo bà Hoàng, hướng giải quyết của nhà trường sẽ kỷ luật giáo viên chủ nhiệm của 2 lớp để xảy ra sự việc. Còn bản thân bà Hoàng cũng "tự nhận trách nhiệm cá nhân" về sự việc đã xảy ra.
Báo Đất Việt

Tuesday, March 17, 2015

Tản mạn xung quanh nhà vệ sinh công cộng tại Hà Nội

Tình trạng nhà vệ sinh công cộng xuống cấp đã diễn ra nhiều năm nay. Bên cạnh đó, có nơi có nhà vệ sinh nhưng người dân lại không được dùng. Có nơi còn trở thành tụ điểm chích thuốc của người nghiện.

Khi chúng tôi tham quan một số nhà vệ sinh công cộng ở Thủ đô thì tình trạng nhà vệ sinh xuống cấp đã diễn ra nhiều năm nay. Bên cạnh đó, có nơi có nhà vệ sinh nhưng người dân lại không được dùng. Có nơi còn trở thành tụ điểm chích thuốc của người nghiện.

Có cũng như không
Có những khu vực cần nhà vệ sinh công cộng nhưng người dân lại không được dùng. Câu chuyện hy hữu, tưởng như không có thật này lại hằng ngày diễn ra tại nhà vệ sinh công cộng thuộc Văn Điển, Thanh Trì, Hà Nội.

Nhà vệ sinh công cộng bằng thép này nằm cách Nhà văn hóa trung tâm huyện chỉ mấy bước chân. Nhìn bên ngoài, nhà vệ sinh khá khang trang và còn mới. Tuy nhiên thay vì vào trong  thì mọi người chỉ đứng ngoài. Chung quanh nhà vệ sinh bốc mùi nồng nặc. Nhà vệ sinh này được khóa cẩn thận bằng bốn ổ khóa.


Ảnh một nhà vệ sinh công cộng tại Hà Nội.
Người dân ở đây cho biết nhà vệ sinh này được xây dựng cách đây gần ba năm nhưng khóa im ỉm suốt ngày, muốn sử dụng cũng không được. Ông Nguyễn Mạnh Hùng là người dân sở tại, chạy xe ôm cho biết, nhà vệ sinh công cộng này chỉ mở khi… trung tâm huyện có tổ chức sự kiện, ngày lễ. Ông bức xúc chia sẻ: “Nhiều hôm tôi phải vào nhờ chi cục thuế hoặc những hộ dân chung quanh để đi nhờ, thậm chí nhiều hôm phải ra ngoài đồng. Thà rằng chúng tôi mất 2.000-3.000 đồng nhưng có nhân viên quét dọn, mở cửa thường xuyên để sử dụng, chứ đằng này nhà vệ sinh công cộng mà cứ khóa suốt ngày, không cho dân sử dụng thì xây lên để làm gì?”.

Tiềm ẩn mối họa
Ngõ Thiên Hùng thuộc phường Khâm Thiên, quận Đống Đa đang tồn tại một khu nhà vệ sinh có từ 50 năm trước với diện tích hơn 40 m², gồm sáu phòng nhưng nhiều năm trở lại đây cả khu vực rộng lớn này chỉ phục vụ cho hai hộ gia đình, khách vãng lai và… người nghiện. Các hộ khác trong khu vực đã xây nhà vệ sinh riêng. Bởi vậy một nửa số phòng trên đã được khóa lại. Những ngày cận Tết, tổ trưởng dân phố và đội giữ an ninh - trật tự địa phương thường thay phiên nhau đứng ngoài ngõ ngũ túc trực phòng người nghiện vào nơi này chích thuốc. Chị Đinh Thị Song Mai (Số 1A, ngách 65, ngõ Thiên Hùng) bức xúc kể: “Trước ở đây người nghiện tập trung nhiều lắm, có sáng tôi còn nhặt được khoảng 20 cây kim tiêm. Cách đây một tháng, có hai người nghiện bị bắt, một người nghiện bị sốc thuốc vừa lết ra nhà vệ sinh thì gục trên ghi đông xe chết luôn, sợ lắm!”.

Hiện nay, trên địa bàn TP Hà Nội tồn tại hàng trăm nhà vệ sinh công cộng tập trung tại những nơi đông dân cư. Địa bàn phường Trung Phụng (quận Đống Đa, Hà Nội) có tới tám nhà vệ sinh công cộng nằm trong khu dân cư không sử dụng. Những địa điểm vắng vẻ này là lựa chọn lý tưởng để các con nghiện chích hút và mua bán ma túy. Chợ đầu mối quận Long Biên có ba nhà vệ sinh công cộng, dù được sử dụng liên tục nhưng cũng không thoát khỏi tình trạng tương tự. Ba nhà vệ sinh này được người dân gọi với cái tên gắn liền khu vực buôn bán: dãy tôm cá, nhà vệ sinh A1 và bến xe. Chị D, một người trông coi ở đây cho biết:  “Ở đây tập trung dân buôn bán tứ xứ đổ về. Người lạ thì mình khó phát hiện chứ người nào nghiện là mình biết hết, họ vào ra một ngày hai - ba lần, nhưng biết thì cũng chẳng làm gì được. Thấy họ vào lâu quá thì mình vào đập cửa hét to để tránh tình trạng người ta sốc thuốc chết trong đó thôi”.

Những nhà vệ sinh như thế không chỉ gây ô nhiễm nghiêm trọng, làm mất mỹ quan đường phố mà còn đe dọa trật tự - an ninh khu dân cư. Ông Dương Đình Huấn, Tổ trưởng Dân phố số 11 ngõ Thiên Hùng cho biết, trong suốt hai năm 2013 và 2014, người dân và chính quyền địa phương đã liên tục làm đơn đề nghị xóa bỏ và ngừng xây mới 14 nhà vệ sinh công cộng trên nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.

Theo Ngaynay.vn

Saturday, March 14, 2015

Ám ảnh nhà vệ sinh trường học

Trong các buổi học, nhiều học sinh đi vệ sinh, thời gian này, thầy cô và các bạn đang trong giờ học, không ai quản, nhiều em cứ vô tư tè bậy ở ngoài…nhà vệ sinh. Bạn đi sau thấy dơ và tiếp tục việc làm sai ấy…

​Tình trạng chung của đa số các nhà vệ sinh ở các trường học, có thể tóm tắt bằng một số từ ngắn gọn: quá dơ, hôi thối nồng nặc…

Nhiều nhà vệ sinh ở trường học tuy được đầu tư nâng cấp nhưng không tránh khỏi việc dơ và hôi đến hãi hùng. Nhiều em chia sẻ: “đặt chân vào một lần là tởn đến già”.

Mặc dù đã có nhiều bài báo phản ánh, có nhiều giải pháp đưa ra triển khai khắc phục nhưng tình hình không được cải thiện là bao.

Hạn chế việc đi vệ sinh ở trường, nhiều học sinh nhịn ăn, nhịn uống và cố gắng nhịn tiểu… là cách mà các học sinh đang phải áp dụng.

Để thực trạng buồn như thế diễn ra, điều đầu tiên chắc chắn là do ý thức của các em học sinh chưa cao nên đã không biết giữ gìn vệ sinh chung. Điều này cũng có nghĩa công tác giáo dục của nhà trường chưa phát huy hết hiệu quả.

Nhiều học sinh đi tiểu tiện bừa bãi. Giáo viên chủ nhiệm có nhắc nhở, nhưng lại không có sự giám sát chặt chẽ để giúp trẻ khắc phục kịp thời.

Ảnh một nhà vệ sinh ở trường - học sinh nào can đảm đi vệ sinh ở đây???

Bên cạnh đó, số lượng học sinh có trường quá đông nhưng nhà vệ sinh thì quá ít. Trường hơn 800 em nhiều nhất cũng chỉ có 10 phòng vệ sinh.

Trong trường học hiện nay, không có nhân viên phụ trách nhà vệ sinh riêng, nhân viên phục vụ phải làm rất nhiều việc từ quét dọn văn phòng, phòng Hội đồng, lau chùi bàn ghế, nấu nước pha trà…

Thời gian còn lại, họ dọn dẹp hai dãy nhà vệ sinh cho học sinh và giáo viên.

Một tháng, nhân viên phục vụ chỉ nhận chừng hơn một triệu đồng tiền công cho tất cả công việc ấy.

Nhà trường không có khoản nào để hỗ trợ thêm.

Nhiều trường học, đã xin ý kiến phụ huynh thu thêm 15 ngàn đồng một học sinh để hỗ trợ thêm tiền công cho họ. Số tiền thu được phải trích ra 1/3 mua giấy vệ sinh, nước lau sàn, nước xịt bồn cầu. Phần còn lại chia đều cho 9 tháng học, mỗi tháng họ được nhận thêm cũng chỉ vài trăm ngàn đồng.

Một thực tế cho thấy, tiền công để trả cho người dọn vệ sinh chưa đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của cuộc sống. Ngoài việc quét dọn trong trường, họ phải tranh thủ làm thêm nhiều việc mới đủ sống. Vì thế, thời gian dọn vệ sinh cũng chỉ được làm cố định vào những giờ như: sau giờ ra chơi buổi sáng, buổi chiều, sau giờ ra về buổi sáng, buổi chiều.

Trong các buổi học, nhiều học sinh đi vệ sinh, thời gian này, thầy cô và các bạn đang trong giờ học, không ai quản, nhiều em cứ vô tư tè bậy ở ngoài… Bạn đi sau thấy dơ và tiếp tục việc làm sai ấy… Phòng vệ sinh ít, số lượng học sinh đông nên nhân viên dọn dẹp vô cùng vất vả.

Muốn nhà vệ sinh sạch sẽ, nhân viên dọn dẹp phải túc trực, theo dõi và lau dọn thường xuyên. Nhưng với mức tiền công họ nhận được như thế, không thể bù đắp được công sức họ bỏ ra.

Giáo dục ý thức học sinh, xây thêm nhà vệ sinh, nâng cao thu nhập cho các nhân viên phục vụ... phải chăng là cách để con em chúng ta đến trường không phải nhịn tiểu, dám đi vệ sinh khi có nhu cầu.

Liệu những việc này có khó quá không?

Ý kiến của bạn đọc Phan Tuyết

Thursday, March 12, 2015

Tổng hợp những chuyện ngược đời ở vỉa hè Hà Nội

Đổ rác ngay dưới biển cấm đổ rác, nhà vệ sinh công cộng kiêm cửa hàng tạp hóa, biển hiệu giăng kín vỉa hè... là những trường hợp "không hiếm" trên các con đường tuyến phố tại Hà Nội


Đổ rác ngay trước biển 'Cấm đổ rác'

Nhiều người dân Thủ đô có thói quen xả rác bừa bã. Dường như họ chỉ cần tống nó ra khỏi nhà mình là được. Vứt rác ngay bên hè đường, trước cửa nhà, vứt sang cửa nhà hàng xóm, không chịu bỏ rác vào thùng rác công cộng mà vứt bừa bãi xung quanh. Sau mỗi đêm hội, nơi tổ chức biến thành bãi rác khổng lồ. Đổ rác ngay trước biển 'Cấm đổ rác' là hiện tượng có thể gặp ở khắp các ngõ phố.



Bảng tin dân phố trên mặt đê Trần Khát Chân (Lạc Trung, Hai Bà Trưng) trở thành nơi đổ rác
dù luôn hiển hiện cảnh báo "Cấm đổ rác" trên bảng tin. Ảnh: LAD


Ở phường Láng Hạ. Ảnh: Soha

Bỏ cầu, bỏ hầm sang đường tùy tiện


Nhiều người ngại xa thêm dù chỉ vài bước chân để lên cầu hay xuống hầm đi bộ hoặc đi vào đường dành riêng cho người đi bộ. Họ chọn cách băng qua đường, giữa dòng xe cộ tấp nập bất chấp nguy hiểm. Hình ảnh dưới đây là một ví dụ.


Nhóm sinh viên nối gót nhau dưới lòng đường giữa dòng xe cộ đông đúc dù cây cầu vượt chỉ cách đó
vài bước chân. Ảnh chụp trên đường Chùa Bộc, đoạn qua cổng Học viện Ngân hàng. Ảnh: Tiin


Hay họ chọn sang đường bằng cách leo qua dải phân cách. Ảnh: Tiin


Hầm đi bộ ngập tràn rác lên gần vỉa hè


Đôi khi, cũng thật khó cho người đi bộ khi những chiếc hầm đi bộ tiền tỉ lại ở trong cảnh như thế này. Đây là hình ảnh hầm đi bộ trên đường 32 đoạn từ điểm giao đường sắt đến ĐH Công nghiệp Hà Nội. Bốn hầm dành cho người đi bộ luôn trong tình trạng ngập nước, rác thải ngập ngụa. Người đi đường thản nhiên biến chúng thành WC công cộng. Và hẳn nhiên không ai một lần dám sang đường bằng hầm này.


Hầm đi bộ ngập rác...


và nước thải. Ảnh: Thái Bình

Cầu vượt thành nơi bán trà đá


Công trình cầu đi bộ trên phố Trần Đại Nghĩa (Hà Nội) được khởi công xây dựng ngày 11/11/2009 và hoàn thành ngày 30/12/2009. Cầu có chiều dài nhịp chính 18m, chiều dài toàn cầu 21,5m, bề rộng 3,5m. cứ đến tối, cầu đi bộ trên phố Trần Đại Nghĩa lại bị chiếm dụng thành nơi bán nước chè. Rác tràn ngập trên cầu từ tối đến sáng ngày hôm sau.




Biển quảng cáo, hàng quán đẩy người đi bộ xuống lòng đường


Trên nhiều đường phố, người đi bộ bị đẩy xuống lòng đường với bao hiểm nguy rình rập bởi những biển quảng cáo xấu xí, kỳ quặc, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường gây mất mỹ quan đô thị cũng như ẩn chứa nguy cơ tai nạn.


Trên đoạn đường 70 – Phùng Hưng – Hà Đông – Hà Nội một nhà có tới hai, ba cái biển
quảng cáo chắn hết phần vỉa hè. Người đi bộ phải đi dưới lòng đường.


Trên phố Nhà Chung. Ảnh: Internet


Đâu có đường là ta cứ đi


Dù nhiều tuyến phố được phân làn bằng dải phân cách cứng nhưng hiện tượng các loại xe đi sai làn đường, vẫn phổ biến. Mới đầu, với sự ra quân hướng dẫn của lực lượng thanh tra giao thông, việc đi lại có vẻ nền nếp, nhưng khi lực lượng này rút đi và không có cảnh sát giao thông đứng gác thì những tuyến phố này lại trở nên loạn xị ngậu. Xe máy đi vào đường dành cho ô tô và ngược lại. Thậm chí những trụ bê tông, những cột biển báo bằng sắt trở nên quá nguy hiểm với người đi đường.







Xe phun nước rửa đường ngày mưa

Những chiếc xe phun nước rửa đường giúp làm sạch đường, dịu bớt những bụi, cát trên đường phố. Thế nhưng ở một số tuyến đường có quá nhiều đất cát rơi vãi do những chiếc xe tải chở đất cát để lại thì những chiếc xe phun nước cũng không thể rửa sạch hết, thậm chí còn thêm ngập ngụa, bẩn thỉu. Người đi xe máy vào làn đường vào lúc ấy không tránh khỏi bị vấy bẩn quần áo, xe cộ do bị bùn bắn lên.

Hà Nội vừa trải qua một đợt mưa phùn, nồm ẩm kéo dài. Điều mà nhiều người thấy lạ là nhiều hôm đường bị mưa phùn ướt nhẹp mà xe phun nước vẫn hoạt động như thường.


Ảnh: Độc giả N.A chụp trên đường Giải Phóng, Hà Nội

Nhà vệ sinh 'kiêm' cửa hàng tạp hóa

Tìm một nhà vệ sinh công cộng ở Hà Nội thật khó - đó là ý kiến của đa số người được hỏi về việc tìm nhà vệ sinh công cộng khi có việc đi ra phố. Đã thế nhiều nhà vệ sinh công cộng còn bị chiếm dụng thành nơi buôn bán, chứa hàng hóa, bị che khuất.


Nhiều nhà vệ sinh bị “tận dụng” làm mục đích riêng biến thành địa điểm kinh doanh,
buôn bán thực phẩm, đồ uống giải khát. Ảnh: Afamily

Cũng là một địa điểm nhà vệ sinh kiêm… quán giải khát là nhà vệ sinh công cộng ở gần Bệnh viện Phụ sản Trung ương, tại ngã ba phố Triệu Quốc Đạt và Hai Bà Trưng. Tiếng là có hai buồng vệ sinh kèm theo dịch vụ tắm nóng lạnh nhưng nhà vệ sinh này ít khi có khách đến (hay đúng hơn là dám đến). Bởi vì vây xung quanh khu vệ sinh này là nơi gửi xe cho khách vào việc C và ngay sát phòng vệ sinh là một quầy bán nước giải khát, đồ ăn nhẹ cũng như trông giữ mũ bảo hiểm.


Ai dám vào nhà vệ sinh công cộng khi phải qua những cửa ải như thế này? Ảnh: Afamily

Cửa nhà vệ sinh công cộng số 38 Hàng Giầy bị một hàng bún gánh (bán buổi sáng) và một người bán hàng nước để ké. Bên trong nhà vệ sinh này cũng được tận dụng làm kho chứa hàng.


Trước nhà vệ sinh công cộng 38 Hàng Giầy. Ảnh: Afamily

Tổng hợp

Wednesday, March 4, 2015

6 bước làm sạch bồn cầu nhà vệ sinh mà không hại da tay

Ngày 8-3 dành cho một nửa thế giới vừa qua đi, các chị em lại trở về với công việc gia đình hàng ngày. Vấn đề nội trợ, dọn dẹp nhà cửa hàng ngày khiến cho da tay của các chị em ngày càng xấu đi.

Một phần vì phải tiếp xúc với các hóa chất làm hại da tay như xà phòng, nước rửa chén và đặc biệt mạnh nhất là nước tẩy bồn cầu nhà vệ sinh, nó có thể khiến da bị ăn mòn, hỏng da tay...

Nói thật là vệ sinh bồn cầu luôn là điều không dễ dàng gì với các chị em bởi vì bồn cầu là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn gây bệnh độc hại. Điều đó luôn khiến chị em phải đau đầu trong việc tìm cách tẩy rửa, mà việc tẩy rửa bồn cầu này rất hại đến làn da tay của các chị em chúng ta. Dưới đây là 6 cách giúp bạn tẩy rửa nhà vệ sinh một cách an toàn nhất:


Thời gian: 10 – 20 phút.

Chuẩn bị:
  1. Kính
  2. Găng tay cao su
  3. Bàn chải cọ bồn cầu
  4. Chất tẩy rửa bồn cầu.
  5. Khăn giấy hoặc vải

Các bước thực hiện:

1. Cất gọn mọi đồ đạc vụn vặt xung quanh khu vực dọn dẹp.

Sẽ rất khó khăn cho bạn khi đang miệt mài kì cọ chùi rửa mà vướng phải giá để đồ, xô chậu hay thùng đựng rác,  mọi thứ sẽ trở nên lộn xộn. Hãy để gọn những thứ lặt vặt ra một vị trí khác. Cũng đừng quên chú ý đến những thứ để trên cao như quần áo, chai dầu gội, xà phòng,… thật khó xử khi chúng bị rơi vào bồn cầu đầy chất tẩy rửa hóa học.

2. Xối nước và sử dụng chất tẩy rửa..

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại chất tẩy rửa cho bạn lựa chọn với nhiều dạng như chất lỏng, gel, bột,.. Xối nước, sau đó cố gắng phun chất tẩy càng gần vành bồn cầu càng tốt. Đóng nắp để chất tẩy tác động tới vết bẩn và diệt sạch vi khuẩn.

3. Lau chùi bên ngoài

Trong thời gian chất ngâm chất tẩy bên trong, chúng ta bắt đầu lau chùi bên ngoài. Dọn dẹp từ trên xuống để tránh nhỏ giọt vết bẩn vào nơi đã làm sạch. Bắt đầu với bình nước, nắp bồn cầu, và toàn bộ vùng bên ngoài bồn cầu.

4. Làm sạch phần ghế

Ghế là phần trực tiếp tiếp xúc với chúng ta nên bộ phận này phải được làm sạch triệt để. Nâng cao ghế, dùng chất tẩy lau chùi cả nắp, bên trong và bên ngoài chỗ ngồi, bản lề. Nếu thiết kế có thể tháo rời, bạn hãy tháo hẳn ra để dễ dàng làm sạch hơn.

5. Làm sạch bên trong bồn cầu

Cọ bồn cầu từ trên xuống dưới, đặc biệt là vành. Bạn nên nhìn kỹ để chắc chắn toàn bộ vết bẩn đã bị tẩy sạch. Cuối cùng đậy nắp xối nước.

6. Kiểm tra và sắp xếp.

Hãy đảm bảo không có giọt chất tẩy rửa nào vương vào đồ dùng trong nhà vệ sinh, vì đó đều là những chất hóa học độc hại. Sắp xếp lại đồ dùng bạn đã cất ở bước 1.

Lời khuyên:

– Mang kính bảo vệ mắt, nó giúp bảo vệ khi nước bắn tung tóe. Bạn cũng nên đeo găng tay cao su khi vệ sinh bồn cầu để tránh chất hóa học tiếp xúc với da tay.

– Mỗi lần xối nước đều đậy nắp.

– Không nên dùng bọt biển để lau chùi vì đó chính là môi trường tuyệt vời để vi khuẩn sinh trưởng.

– Khăn giấy là lựa chọn tuyệt vời vì chúng có thể vứt đi ngay sau khi đã dùng xong.

– Nếu muốn tái sử dụng các vật dụng như bàn chải, khăn lau phải rửa sạch trước khi cất.

Monday, January 26, 2015

Chính phủ Thái Lan quyết định bỏ tất cả nhà vệ sinh xổm

Có rất nhiều vấn đề xung quanh chuyện chọn nhà vệ sinh bệ bệt hay bệ xổm và ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe đến thế nào đang là đề tài nóng mà các nhà khoa học đang nghiên cứu và phân tích.

Theo tài liệu tổng hợp, có khoảng 6 triệu người, bao gồm khách du lịch, đã mắc phải chứng bệnh viêm khớp vì sử dụng xí bệt ở Thái Lan.

Chính phủ Thái Lan đã quyết định loại bỏ tất cả nhà vệ sinh ngồi xổm trên cả nước để giảm thiểu số người bị mặc chứng bệnh viêm khớp. Quyết định này được đưa ra sau khi chính quyền phát hiện rất nhiều người dân bị mắc chứng bệnh này là do ngồi xổm khi đi vệ sinh. Điều đáng nói là ở đất nước Chùa vàng , 85% nhà vệ sinh công cộng và hộ gia đình sử dụng xí bệt.

Thái Lan: Loại bỏ tất cả nhà vệ sinh xốm

Theo con số thống kê của Bộ y tế, có khoảng 6 triệu người, bao gồm cả khách du lịch nước ngoài, bị thoái hóa khớp gối do đi vệ sinh.

Thay cho xí bệt, chính phủ quyết định lắp đặt toàn bộ bồn cầu ngồi. Một nguồn tin cho hay: “Thời gian dài trong khi đi vệ sinh dẫn đến việc người dân mặc bệnh viêm khớp. Hy vọng sự thay thế này sẽ giúp lượng khách du lịch đến Thái Lan tăng lên”.

Thứ trưởng Cholanan Srikaew khẳng định, ở đất nước như Thái Lan, nơi ngành công nghiệp du lịch chiếm 7% tổng sản phẩm quốc nội, sự thay đổi này rất quan trọng. Nó không chỉ giúp giảm thiểu số người mắc bệnh mà còn mang lại nguồn thu cho quốc gia.

Monday, January 19, 2015

Bạn đã thực hiện được những điều nào sau đây để có sức khỏe tốt

Dưới đây là những điều bạn không nên làm trong nhà vệ sinh và bạn nên loại bỏ chúng càng sớm càng tốt.

1. Ngồi trên toilet quá lâu

Chắc chắn bạn đã từng trải qua trường hợp ngồi lâu hàng giờ trên toilet di động để đi vệ sinh, nguyên nhân có thể do bạn bị táo bón, gặp khó khăn trong việc đi tiêu hoặc đơn giản chỉ là vì bạn thích ngồi lâu để làm những việc các nhân khác.

Nhưng bạn có biết rằng, đây chính là một trong những thói quen có hại mà bạn cần tránh đầu tiên. Liên tục ngồi trên toilet quá lâu như vậy có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ, sưng tĩnh mạch ở hậu môn dẫn đến chảy máu hậu môn.

Ngồi trong toilet lâu rất có hại


"Nếu bạn gặp khó khăn trong việc đi tiêu, hãy đứng dậy, đi bộ xung quanh và quay lại đi tiêu sau. Điều này có thể kích thích ruột và giúp bạn thư giãn, dễ đi tiêu hơn", GS Anish Sheth, chuyên gia về tiêu hóa cho biết.

Nếu bạn thường xuyên gặp khó khăn khi đi vệ sinh, hãy xem lại chế độ ăn uống của mình và đặc biệt cần bổ sung đủ 25-30 gram chất xơ mỗi ngày, kèm theo uống đủ nước.

2. Tiểu tiện sau khi đã “nhịn” lâu

Sau khi bạn nhịn tiểu tiện một thời gian dài, nếu vào trong nhà vệ sinh công cộng mà bạn đột ngột đi luôn, nước tiểu trong bàng quang sẽ bị đẩy ra nhanh chóng khiến cho huyết áp giảm đột ngột, nhịp tim sẽ bị chậm và gây ra hiện tượng choáng váng.

3. Thói quen vào nhà vệ sinh là mang theo tờ báo để đọc báo, hay xem điện thoại

Công việc bận rộn, nhiều người tiết kiệm thời gian trong lúc ngồi trong nhà vệ sinh thường mang theo báo để tranh thủ đọc hay một chiếc điện thoại để kiểm tra thông tin, vào facebook hay vô số các việc riêng khác.

Thói quen mang điện thoại máy tính vào nhà vệ sinh sẽ khiến bạn ngồi lâu hơn bình thường có thể sẽ khiến bạn bị trĩ hay táo bón

Ngồi thời gian dài, tuần hoàn máu ở tĩnh mạch khoang chậu bị cản trở, mạch máu giãn nở, sẽ sinh ra mụn nhọt, thậm chí là mất đi tính nhạy cảm của trực tràng đối với việc kích thích đại tiện. Nếu bạn ngồi quá lâu trên bông cầu sẽ khiến cho bạn bị táo bón, trĩ hoặc nặng hơn là bị ung thư đường ruột.

4. Lau chùi sau khi vệ sinh không đúng cách

Rất nhiều chị em sai lầm trong việc làm sạch sau khi đi vệ sinh, đó là lau từ sau ra trước. "Lau từ sau ra trước có thể mang vi khuẩn từ trực tràng về phía niệu đạo và tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.

Đường tiết niệu của phụ nữ tương đối ngắn nên vi khuẩn có thể dễ dàng đi vào bàng quang, dẫn đến nhiễm trùng đường tiểu", GS Alyssa Dweck, bác sĩ phụ khoa, tác giả cuốn "V is vagina" cho biết.

"Khi dùng giấy để vệ sinh chị em cũng cần hết sức chú ý vì nếu mạnh tay nó có thể gây kích ứng da quanh hậu môn và dẫn đến trầy xước nhỏ, gây ra viêm và ngứa. Bạn có thể tránh thói quen có hại này bằng cách chuyển sang dùng giấy vệ sinh ướt không mùi để vệ sinh vì khăn lau ẩm có thể làm giảm ma sát và kích ứng da. Sau đó bạn dùng khăn khô mềm để lau lại," GS Sheth nói.

5. Dùng máy sấy khô tay

Các nhà nghiên cứu người Anh đã đặt một loại vi khuẩn không có hại lên tay những người tham gia nghiên cứu để mô phòng cho bàn tay bẩn, sau đó, một số người được dùng máy sấy khô tay trong khi những người khác dùng giấy vệ sinh để lau tay.

Sau khi sấy khô tay, họ tiến hành đo số lượng vi khuẩn trên tay những người này thì thấy tay những người dùng mấy sấy khô chứa nhiều vi khuẩn hơn tay những người làm sạch bằng giấy vệ sinh.

Theo GS Mark Wilcox của ĐH Leeds, người đứng đầu cuộc nghiên cứu thì vi khuẩn có trong không khí xung quanh máy sấy khô tay nhiều gấp 27 lần trên giấy vệ sinh và tồn tại trong thời gian dài. Khi sấy tay, các vi khuẩn này có thể bám vào tay bạn.

"Khi bạn dùng máy sấy tay ở nhà vệ sinh công cộng, bạn có thể bị lây nhiễm những loại vi khuẩn từ những người dùng trước đó", ông Wilcox cho biết:

Vì vậy, bạn không nên lạm dụng máy sấy khô tay, thay vào đó có thể dùng giấy vệ sinh hoặc khăn sạch để lau tay sau mỗi lần vệ sinh để hạn chế những thói quen có hại mà mình thường mắc phải.

Tuesday, January 13, 2015

Xây dựng hàng triệu nhà vệ sinh ở Ấn Độ

Châu Á hôm nay, 15/11/2014 khá được báo chí Pháp quan tâm, với các bài về Miến Điện, Ấn Độ, Bắc Triều Tiên. Nhìn sang Ân Độ, báo Libération nêu trong hàng tựa mối quan tâm của tân Thủ tướng Modi, nêu bật một khía cạnh còn rất lạc hậu của nước Ấn : "Với 130 triệu nhà vệ sinh, Modi lấy lại mơ ước của Gandhi ". Thực hiện mơ ước này, Thủ tướng Ấn đã đưa ra một kế hoạch đầy cao vọng trị giá 18 tỷ euro.

Đặc phái viên của Libération, Sébastien Farcis, mở đầu bài viết với lời kể của bà Gita Devi, 50 tuổi, ở một ngôi làng bang Haryana, không ngần ngại cho biết là mỗi ngày bà phải thức dậy vào lúc 4 giờ sáng, đi bộ cả hai cây số để đi vệ sinh ngoài đồng. Trong ngày thì phải nhịn, rất khó chịu và bị bịnh. Bây giờ thì hết rồi.

Theo bài báo, điều đã thay đổi cuộc sống của bà Devi và xem như là một cuộc cách mạng, là lần đầu tiên trong đời, bà có thể đi vệ sinh ngay tại nhà.

Tổ chức phi chính phủ Sulabh, đã xây dựng những nơi vệ sinh cho số 146 nhà ở ngôi làng chỉ cách thủ đô New Delhi khoảng 80 cây số, và cách Gurgaon, một trong những khu kinh tế năng động nhất Ấn Độ khoảng 40 cây số. Nơi đây, có chi nhánh của các tập đoàn quốc tế như Google, Ericsson chẳng hạn.
Một nhà vệ sinh tồi tàn của đất nước Ấn Độ

Xây dựng nhà vệ sinh như nói trên, Sulabh đã giúp giải quyết một tình trạng lạc hậu trong xã hội Ấn, ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe công cộng, ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế lớn thứ 3 Châu Á

Bài báo nêu tình hình khó thể chấp nhận là một nửa dân chúng Ấn - 600 triệu người - tiếp tục đi vệ sinh giữa trời, ngoài đồng, dọc đường rầy xe lửa. Tình trạng bẩn thỉu này dẫn đến bệnh hoạn, nhất là đối với trẻ em. Cái giá mà Ấn Độ phải trả không nhỏ, như Ngân hàng Thế giới từng nêu lên, tương đương với 6,4% GDP Ấn Độ.

Thủ tướng Ấn Độ, một người rất thực tế, không thể nhắm mắt làm ngơ, và theo tờ báo : Tay cầm chổi ông đã lao vào chiến dịch "Làm sạch Ấn Độ - Clean India - xem đó như là một mục tiêu cá nhân của mình mà ông phải thực hiện".

Kế hoạch làm sạch này, một kế hoạch to lớn nhằm xây dựng một số lượng không nhỏ : 130 triệu nhà vệ sinh trong nhà, 57.000 trong các trường học, trị giá 18 tỷ euro. Đây là lần đầu tiên một Thủ tướng Ấn xắn tay áo như vậy. Chiến dịch bắt đầu với việc tham khảo ý kiến, vận động phụ nữ, nghiên cứu các loại nhà vệ sinh khác nhau, sạch và ít tốn kém.

Bài báo trích lại lời Thủ tướng Modi ngày 02/10/2014 vừa qua, nhân kỷ niệm sinh nhật ông Gandhi : "Gandhi đã không bao giờ từ bỏ cuộc đấu tranh cho sự sạch sẽ. Ông đã mang lại tự do cho chúng ta. Chúng ta phải trả lại cho ông một Ấn Độ sạch sẽ".

Mục tiêu đầu tiên trong chiến dịch "Làm sạch Ấn Độ" là vấn đề vệ sinh, nhưng không chỉ thế mà còn vấn đè xử lý rác ..v.v Tuy nhiên tác giả bài báo tỏ vẻ hoài nghi về kết quả chiến dịch, trong một đất nước mà guồng máy nổi tiếng tham nhũng. Tờ báo cũng không tin là ông Modi có thể thành công chỉ trong 5 năm nhiệm kỳ Thủ tướng của mình, trong lúc mà ông Gandhi đã cố gắng trong cả cuộc đời mà không làm được.

Wednesday, January 7, 2015

Kinh hãi phát hiện trăn chui lên từ bồn cầu trong nhà vệ sinh thích

Hai cô gái sống tại thành phố San Diego (bang California, Mỹ) đã có một phen hoảng hồn sau khi một con trăn dài 1,7m bất ngờ chui lên từ bồn cầu trong nhà vệ sinh.

Sự việc xảy ra khi Stephanie Lacsa và Holly Wells làm việc tại một công ty makerting ở thành phố San Diego (bang California, Mỹ) phát hiện mực nước trong bồn cầu ở toilet tầng 2 cao hơn mức thông thường.

Lacsa sau đó đã thông bồn cầu để xử lý vấn đề, tuy nhiên thay vì mực nước giảm xuống, một con trăn lớn bất ngờ xuất hiện ngay trong bồn cầu nhà vệ sinh.

“Tôi tưởng rằng đôi mắt đang đánh lừa mình”, Lacsa kinh hãi kể lại khoảnh khắc cô nhìn thấy con trăn xuất hiện trong bồn cầu. Lacsa sau đó thét lớn và bỏ chạy ra ngoài, không quên đóng chặt cửa nhà vệ sinh trước khi gọi điện cho dịch vụ cứu hộ động vật.

Cô bạn đồng nghiệp Holly Wells ban đầu hoài nghi những gì Lacsa kể về những gì mà cô ấy thấy, cho đến khi cô tự mở cửa nhà tắm và tận mắt chứng kiến một con trăn dài đang nằm bên trong.

Các nhân viên cứu hộ động vật nhanh chóng đến hiện trường và phát hiện thấy một con trăn cầu vồng Colombia cuộn tròn bên trong nhà vệ sinh. Các nhân viên cho rằng con trăn này đã chui vào hệ thống ống nước của căn nhà trong nhiều tuần qua và bị mắc kẹt không chui ra được, cho đến khi chui ra bằng đường bồn cầu.

Do bị mắc kẹt lâu trong đường ống, con trăn đã khá ốm và nhẹ cân khi được giải cứu, nhưng rất hung dữ và thậm đã cắn cả nhân viên cứu hộ. Tuy nhiên, do trăn là loài không có độc nên vết cắn không hề nguy hiểm.

Hiện vẫn chưa rõ con trăn đến từ đâu và làm cách nào để nó chui lên từ bồn cầu nhà vệ sinh, tuy nhiên Stephanie Lacsa cho rằng chính hệ thống ống nước cũ của tòa nhà, được xây dựng từ những năm 1800 là nơi mà con trăn đã chui vào và lẻn vào phía dưới bồn cầu.

Trong khi đó, các nhân viên cứu hộ động vật cho rằng con trăn là vật nuôi của một ai đó đã bị xổng ra ngoài. Các nhân viên cứu hộ động vật sau đó mang con trăn đến một trung tâm động vật để kiểm tra và chăm sóc. Nếu không có ai thừa nhận quyền sở hữu con trăn này, nó sẽ được chăm sóc sức khỏe và trả về tự nhiên.

Wednesday, December 31, 2014

Ứng dụng giúp tìm nhà vệ sinh công cộng trên hệ điều hành Android

Nhà vệ sinh công cộng tại Việt Nam rất nhiều nhưng do đường phố khó tìm nên khiến cho du khách cũng như dân bản địa khó khăn. Một ứng dụng tìm nhà vệ sinh trên hệ điều hành Android ra đời để giúp người dân giải quyết vấn đề này

Ứng dụng có tên Tiếng Anh là “Toilet Finder Vietnam” hay “Tìm nhà vệ sinh” phiên bản Việt cho nền tảng di động Android mới xuất hiện. Nhiệm vụ duy nhất của ứng dụng này là liệt kê những vị trí có nhà vệ sinh công cộng tại các tỉnh thành ở Việt Nam. Hiện chỉ mới giới hạn ở một số thành phố lớn và các điểm du lịch.

Ứng dụng tương thích với hệ điều hành Android 2.2 trở lên.

Cách sử dụng:  Rất đơn giản, Bạn chỉ cần tải ứng dụng về, sau đó cài đặt ứng dụng vào thiết bị, kích hoạt chức năng định vị GPS trên đó, sau đó kết nối Internet qua Wifi hoặc 3G.

Từ giao diện chính của ứng dụng, nhấn vào biểu tượng la bàn (hình tròn nhỏ ở bên dưới bản đồ) để ứng dụng tự động xác định vị trí hiện tại của bạn qua GPS. Sau đó nó sẽ chỉ ra những điểm có nhà vệ sinh công cộng gần nhất. Người dùng có thể nhấn vào những điểm được ứng dụng chỉ ra trên bản đồ để biết đích xác vị trí của những nhà vệ sinh này.

Bạn cũng có thể nhấn vào biểu tượng ở góc dưới, bên phải để các địa điểm này hiện theo danh sách kèm địa chỉ.
Ứng dụng tìm kiếm nhà vệ sinh công cộng

Một điều khá thú vị, thay vì chỉ liệt kê những địa điểm có nhà vệ sinh công cộng, ứng dụng này còn liệt kê cả những địa điểm mà người dùng có thể… đi vệ sinh “nhờ”, chẳng hạn như các viện bảo tàng, các quán café, nhà sách…

Có thể nói Ứng dụng “Tìm nhà vệ sinh” là một ứng dụng khá thú vị và hữu ích, không chỉ dành cho các du khách nước ngoài sắp đặt chân đến Việt Nam mà ngay cả với những người dân tại Việt Nam đi du lịch đến một tỉnh thành mới và thậm chí cho cả người bản địa.

Tác giả tuổi 17


Tác giả của ứng dụng này là một học sinh trung học 17 tuổi tại Tp.HCM, tên Trần Diệp Bàng.

Chia sẻ với phóng viên Dân trí, Bàng cho biết ý tưởng xây dựng ứng dụng này xuất phát từ thực tiễn khó khăn trong việc tìm kiếm nhà vệ sinh công cộng, không chỉ với du khách quốc tế mà ngay cả người dân bản xứ, nhất là những lúc ở xa nhà.

Bàng tiết lộ đã xây dựng ứng dụng này từ 2 tháng trước.

Được biết niềm đam mê công nghệ thông tin của cậu học sinh này bắt đầu từ năm lớp 7 và mọi kiến thức về lâp trình của Bàng đều tự tìm hiểu và học tập thông qua kiến thức trên Internet mà không cần nhờ đến một sự hướng dẫn cụ thể nào.

Hiện Bàng đã có 4 ứng dụng trên Google Play và đang dự định thực hiện thêm nhiều ứng dụng mới.

Theo Dân Trí

Saturday, December 13, 2014

Hi hữu với những kiểu kẹt đầu trong Thùng rác công cộng

 Bạn nghĩ sao nếu vô tình rơi đồ trong thùng rác công cộng và thật là đen đủi khi muốn tìm chúng mà lại bị kẹt đầu trong chiếc thùng tối om. Thật là khó chịu phải không ạ?

Sự cố hi hữu này lại thường gặp ở những người già, không may mắn thay đã có một trường hợp tử vong sau 1 tiếng bị kẹt trong thùng đựng rác.

Ở Aberdeen(Anh), một người đàn ông vô gia cư tên là Tam(52 tuổi) đã bị kẹt đầu vào trong thùng rác công cộng làm bẳng nhựa tại quảng trưởng Castlegate và phải trợ giúp tới lính cứu hỏa mới cứu được ông ra khỏi chiếc thùng.

 Người đàn ông vô gia cư ở Anh bị kẹt đầu trong thùng rác công cộng(Ảnh Internet)

Những người lính cứu hỏa đã phải dùng cưa điện cắt phía bên trên thùng mới đưa cứu được người đàn ông. Ngay sau đó người đàn ông này đã được chuyển tới bệnh viện để điều trị các vết thương trên mặt.

Khi được hỏi ông tìm thứ gì trong thùng nhưng người này không nói cho ai biết là mình đang tìm thứ gì trong đó.

Không được may mắn như người đàn ông ở trên, ông cụ 68 tuổi ở khu vực Calle Chile, thị trấn Genova, đảo Mallorca (Tây Ba Nha) đã bị tử vong khi bị mắc kẹt cả đầu và 2 tay khi đang cố tìm đồ vật mà ông vứt nhầm vào trong thùng đựng rác tái chế.

Người đàn ông ở Tây Ban Nha bị kẹt trong thùng đựng rác tái chế(Ảnh Internet)

Vì tuổi cao lại bị kẹt đầu ở ngoài thời tiết lạnh tận 1 tiếng đồng hồ nên ông cụ đã bị tử vong trước khi xe cấp cứu tới.

Theo như nguyên nhân đánh giá của cơ quan chức năng thì ông này định vứt một ít báo cũ nhưng lại bỏ nhầm đồ vật khác. Cụ ông đã cố gắng chui vào thùng rác để lấy lại đồ vật nhưng không may nắp thùng đóng lại. Cụ ông đã bị kẹt đầu và cả hai tay trong thùng rác hơn 1 tiếng đồng hồ dẫn đến tử vong.

Qua các sự việc trên thì chúng ta nên cẩn thận kiểm tra đồ trước khi bỏ chúng vào thùng rác. Ở Việt Nam thì thùng rác dung tích lớn chỉ tập trung ở những khu công nghiệp, còn những nơi công cộng thì chỉ lắp đặt những thùng có dung tích khoảng từ 60 Lít đến 240 Lít là chủ yếu, nên chuyện mắc kẹt trong thùng rác rất hiếm, chỉ sợ không vệ sinh khi phải thò tay vào để tìm đồ vật bị mất.

Theo thungracnhua.vn

Wednesday, December 3, 2014

Nhà vệ sinh lắp ghép Thăng Long


Nhà vệ sinh di động bằng gỗ có tường bao quanh được làm bằng gỗ ép, sàn nhà vệ sinh được làm bằng nhựa Coposite, giá thành rẻ hơn nhà vệ sinh di động bình thường.

Công ty cổ phần phát triển công nghiệp Thăng Long đang triển khai dự án nhà vệ sinh di động bằng gỗ giúp giảm mức chi phí cho khách hàng có mục đích sử dụng cho những công trình, dự án làm việc ngắn hạn hoặc những khách hàng có mức chi phí đầu tư thấp.

 Hình ảnh nhà vệ sinh bằng gỗ

Một số đặc trưng của nhà vệ sinh di động giá rẻ:

Thiết kế nhà vệ sinh di động đơn giản, nhỏ gọn, trọng lượng nhà vệ sinh thấp nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất.

Nội thất bên trong nhà vệ sinh đơn giản thường là bệ xổm, van xả thải, lô giấy vệ sinh, công tắc điện.
Thích hợp với mức độ yêu cầu năng lực phục vụ nhà vệ sinh từ trung bình đến khá.

Thang Long Industry cam kết giá tốt nhất, giao hàng tận nơi theo yêu cầu của quý khách. Chỉ cần nhấc máy và gọi 0913 800 625(Mr.Hải) sẽ được tư vấn miễn phí những sản phẩm bạn cần.

Thursday, November 27, 2014

Nhà vệ sinh di động 3 bánh chạy bằng khí sinh học


TOTO - là tên của công ty sản xuất thiết bị vệ sinh lớn nhất của Nhật vừa tung ra sản phẩm mới có tên là Bike Neo để nâng cao kiến thức về khí thải và phòng tắm tiết kiệm nước. Sản phẩm này được coi là một chiếc nhà vệ sinh di động 3 bánh được chạy bằng nhiên liệu khí sinh học với phân khối 250cc.


TOTO là một tập đoàn lớn chuyên về thiết bị vệ sinh nên chuyện đưa ra một chiếc xe -  nhà vệ sinh sinh di động 3 bánh sử dụng chất thải con người làm nguồn nhiên liệu khởi động cho xe được chuyên hóa ngay trên xe là một ý tưởng khá táo bạo. TOTO luôn tìm kiếm các giải phám để thay thế nguồn nhiên liệu đang có hiện nay để thay thế cho việc sử dung các nguồn nhiên liệu gây ô nhiễm môi trường như: xăng dầu, năng lượng mặt trời hay pin năng lượng âm thanh...

Chiếc nhà vệ sinh lưu động ba bánh Bike Neo này chỉ có một chỗ ngồi duy nhất trên mặt bồn cầu được gắn cố định. Nhiên liệu dùng để điều khiển xe chính là khí sinh học được chuyển đổi từ chính nước tiểu. Công nghệ này không được TOTO công bố rộng rãi, tuy nhiên, có thể tìm hiểu chi tiết qua blog của công ty.

Tuy nhiên chiếc xe này ban đầu chỉ là một công cụ phục vụ cho việc quảng cáo thương hiệu của TOTO. Bạn sẽ nghĩ như thế nào khi thấy một nhóm chạy chiêc xe nhà vệ sinh 3 bánh này trên đường???

TOTO của tuyên bố sứ mệnh của họ là để giảm lượng khí thải CO2 trong phòng tắm ít hơn mức ghi nhận vào năm 1990 và 50% vào năm 2017.

Sunday, November 23, 2014

Ưu điểm thùng rác nhựa làm từ nguyên liệu composite

Sản phẩm thùng rác nhựa Thăng Long được sản xuất từ nguyên liệu chủ yếu từ nhựa Composite (FRP) nhập khẩu.  Sản phẩm hoàn thiện có độ bền và khả năng chịu lực cơ học cao, bên ngoài của thùng được phủ một lớp chống tia UV nên thùng luôn giữ được mầu sắc ban đầu.


 Thùng rác nhựa composite Thăng Long

Thùng rác nhựa composite chống cháy, không bị biến dạng hay phai màu trong điều kiện thời tiết không thuận lợi.
Các sản phẩm từ nhựa Composite:

Tất cả các loại thùng đều có nắp bập bênh hay nắp lật  để chống ngăn mùi, không cho rác tràn ra ngoài gây mất vệ sinh.

Sunday, November 16, 2014

Phân loại rác với thùng đựng rác 3 ngăn

Thùng rác nhựa 3 ngăn là giải pháp tốt nhất cho mô hình phân loại rác tại nguồn mà nhà nước đang chú ý tới, giúp giảm thiểu quá trình thu rác và cũng như nâng cao ý thức của người dân đối với việc bảo vệ môi trường sống.

Thùng đựng rác được làm bằng chất liệu nhựa composite được làm rỗng phía trong để chứa rọ đựng rác.
- Nắp phía trên thùng được thiết kế bập bênh, có thể tự đóng mở, nắp không bị cong vênh, biện dạng trong quá trình sử dụng.
Thùng đựng rác nhựa có 3 màu phân biệt rất phù hợp cho việc phân loại rác tại nguồn.
- Vì thùng làm bằng chất liệu nhựa Composite cốt thủy tinh nên có độ bền cao, không bị ăn mòn và phân huỷ trong quá trình sử dụng, trơ với nhiều loại hoá chất. Tăng tuổi thọ sử dụng của thùng.

Thùng đựng rác nhựa 3 ngăn

THÔNG SỐ KỸ THUẬT THÙNG RÁC 3 NGĂN:  

- Mã sản phẩm: TRC-3N

- Chất liệu: Nhựa Composite

- Nắp lật có cửa bập bênh
- Hình hộp đứng
- Màu sắc:    Xanh, vàng, đỏ, trắng
- Kích thước tổng thể:    820mm x 620mm x 950mm
- Kích thước thùng chứa:    520mm x 280mm x 600mm
- Dung tích chứa:    50 lít x 3/Mỗi ngăn
Phạm vi ứng dụng:
Dùng để thu chứa các loại rác vụn, phù hợp với các công việc thu gom rác tại: công viên, khu vui chơi giải trí, trường học, khu trung cư.
Công ty Cổ phần phát triển công nghiệp Thăng Long chuyên sản xuất các sản phẩm về thiết bị môi trường, thiết bị công nghiệp, trong đó thùng rác 3 ngăn là sản phẩm mới công ty áp dụng đưa vào sản xuất và phân phối.

Monday, November 10, 2014

Thùng rác inox đạp chân Thăng Long


Thùng rác inox đạp chân là loại có  có 4 loại với các kích thước khác nhau: loại 5 Lít, 8 Lít, 12 Lít và 20 Lít các sản phẩm đều là hàng nhập khẩu với thời hạn bảo hành lên tới 12 tháng cho 1 sản phẩm. 

Thùng rác inox được làm bằng chất liệu inox 304, có mầu trắng. Sau đây là mã sản phẩm tương ứng với kích thước của từng loại: 

Thùng đựng rác inox tròn đạp chân 5 lít:

- Mã sản phẩm: ADC-5L
- Kích thước:  (Ø)225mm x (H)275mm

Thùng đựng rác inox tròn đạp chân 8 lít:

- Mã sản phẩm:  ADC-7L
- Kích thước:  (Ø)240mm x (H)330mm 


- Mã sản phẩm: ADC-12L
- Kích thước: (Ø)250mm x (H)395mm

Thùng đựng rác inox tròn đạp chân 20 lít:

- Mã sản phẩm: ADC-20L
- Kích thước: (Ø)285mm x (H)445mm

Công năng của sản phẩm thùng rác inox đạp chân:
- Thùng rác hình trụ, kiểu dáng chắc chắn, có bàn đạp chân thuận tiện cho việc xả rác mà không cần chạm tay đến thùng rác.
- Thùng rác có quai xách dễ dàng vận chuyển giống thùng rác văn phòng AA
- Thùng đựng rác bên trong bằng nhựa
- Thùng rác Inox đạp chân mở nắp được nhập khẩu nguyên chiếc với thiết kế nhỏ gọn và hiện đại có thể sử dụng cho nhiều loại rác thải.
Ngoài sản phẩm thùng rác đạp chân làm bằng inox, Công ty cổ phần phát triển công nghiệp Thăng Long còn có các sản phẩm thùng rác văn phòng làm từ nhựa có đạp chân như thùng rác văn phòng có mã TRV-021 và TRV-025.

HÌNH ẢNH SẢN PHẨM THÙNG RÁC INOX ĐẠP CHÂN:

thung-rac-inox-dap-chan-3.jpg
thung-rac-inox-dap-chan-9.jpg
thung-rac-inox-dap-chan-8.jpg

Thùng rác đẹp thích hợp để ở sảnh, cửa ra vào, hành lang, cửa thang máy, chân cầu thang bộ trong các toà nhà, khách sạn, siêu thị, trung tâm thương mại, hội trường và các khu vui chơi giải trí.

Friday, November 7, 2014

Nhà vệ sinh di động đơn: Sản phẩm bán chạy nhất

Nhà vệ sinh lưu động Thăng Long đa dạng về hình thức, các sản phẩm sản xuất lấy tiêu chí người dùng là trọng tâm hướng tới mục tiêu phát triển sản phẩm đơn giản, gọn nhẹ, mẫu mã đẹp, dễ lắp đặt, sử dụng với giá tốt nhất cho người tiêu dùng.

Ngoài nhà vệ sinh di động đơn, Thăng long còn có nhà vệ sinh nhà vệ sinh di động 2 buồng hay nhà vệ sinh di động 3 buồng hoặc khách hàng có thể ghép 2 đến 3 nhà vệ sinh buồng đơn lại với nhau để thành một khu vệ sinh tùy thuộc theo diện tích và nhu cầu sử dụng.
nha-ve-sinh-di-dong.jpeg
Nhà vệ sinh di động đơn

Đặc điểm nhà vệ sinh di động buồng đơn:

Thông số kỹ thuật:
  • Kích thước: 95 * 135 * 260 (R x S xC) (cm)
  • Dung tích bể chứa nước sạch: 350 L
  • Dung tích bể chứa chất thải : 450 L
  • Chất liệu: Nhựa composite
  • Đơn vị sản xuất: Thang Long Industry
  • Màu sắc : Tùy chọn
  • Bảo hành: 12 Tháng

Thiết bị bên trong nhà vệ sinh(Option):
- 01 Bôn cầu (tùy chọn xổm - bệt).
- 01 Lavabo rửa tay
 -01  Gương soi.
- 01 Vòi rửa vệ sinh
- 02 Đèn chiếu sáng âm trần
- 01 Quạt thông gió
- 01 Ống thông hơi có hệ thống khử mùi.
- 01 Móc treo đồ.
- 01 Hộp đựng giấy vệ sinh
- 01 Khóa cửa hiện thị màu xanh đỏ.
- Sàn,viền xung quanh bằng đá hoa cương nhân tạo chống thấm.
Nhà vệ sinh di động đơn có thể phù hợp với mọi địa điểm: đường phố, công viên, công trường xây dựng, khu du lịch, khu vui chơi, đám cưới, sự kiện, …
Thiết kế kiến trúc thanh hóa - Thiết kế nội thất Thanh Hóa - Thi công nội thất Thanh Hóa - Thi công đồ gỗ Thanh Hóa - Thi công tủ bếp Thanh Hóa - Đá mỹ nghệ ninh vân