Showing posts with label nhà vệ sinh công cộng. Show all posts
Showing posts with label nhà vệ sinh công cộng. Show all posts

Tuesday, June 16, 2015

Nhà vệ sinh công cộng khiến người dân hoảng sợ

Đến Thủ đô Hà Nội, ai có nhu cầu đi vệ sinh đều cảm thấy hãi hùng vì sự bẩn thỉu, nhếch nhác và bất tiện của những nơi gọi là nhà vệ sinh công cộng.

Theo khảo sát của PV Thanh Niên, nhiều nhà vệ sinh nằm ở các khu dân cư đều lạc hậu và bẩn thỉu và xuống cấp nghiêm trọng, trong đó có các nhà vệ sinh công cộng đặt ở 3 phường: Khâm Thiên, Trung Phụng, Phương Liên (Q.Đống Đa). Tại P.Trung Phụng có 8 cái, phần lớn phục vụ nhu cầu của người dân đi chợ dọc phố Khâm Thiên và một số ít các hộ dân chưa có nhà vệ sinh riêng. Tuy nhiên, các nhà vệ sinh này đều được xây dựng từ những năm 60 của thế kỷ trước nên đã lỗi thời. Những người đi vệ sinh phải múc nước từ bể để dội, thay vì có hệ thống xả nước tự động. Sàn ở một số nhà vệ sinh bị vỡ thành hố sâu, rất nguy hiểm cho người sử dụng.

Nhà vệ sinh ở Công viên Thủ Lệ lạc hậu khiến việc sử dụng rất mất vệ sinh - Ảnh Phạm Nga

Theo các hộ dân sống cạnh các nhà vệ sinh này, ngày mưa, rác thải và nước từ khu vệ sinh chảy tràn ra đường. Ngày nắng, mùi hôi thối, xú uế bốc lên nồng nặc. Những người dân sống gần khu vực hầu như nhà ai cũng phải đóng cửa để đỡ bị mùi xú uế. Không chỉ bị ô nhiễm, người dân của phường này còn phải cảnh giác khi nghiện ngập rình rập trộm cắp và đến các nhà vệ sinh để hút chích. Buổi tối, các nhà vệ sinh không có đèn điện nên bọn nghiện thường tụ tập. Ở các nhà vệ sinh tràn lan kim tiêm.

Đến các nhà vệ sinh công cộng tại các công viên như: Cầu Giấy, Thống Nhất, Thủ Lệ..., khách cũng không khỏi hãi hùng. Phần lớn cơ sở vật chất ở các nhà vệ sinh tại đây đều rất lạc hậu, xuống cấp khiến quy trình vệ sinh rất bất tiện. Người dân đi vệ sinh xong phải múc nước để dội rửa, khiến nước chảy lênh láng khắp sàn, mùi xú uế bốc lên nồng nặc, rác vệ sinh bày bừa khắp nơi…

Do lạc hậu hay ý thức?
Trao đổi về tình trạng NVS ở P.Trung Phụng, ông Lê Vĩnh Bình, Phó chủ tịch UBND P.Trung Phụng cho biết, các nhà vệ sinh công cộng của phường do Xí nghiệp môi trường số 4 (trực thuộc Công ty TNHH Nhà nước MTV Môi trường Đô thị Hà Nội) quản lý. Trước tình trạng bất cập trên, P.Trung Phụng đã đề nghị với công ty này cũng như với chính quyền cấp trên cho phá bỏ để xây dựng sân chơi cho trẻ em, nhà sinh hoạt cộng đồng. Tuy nhiên, đến thời điểm này, phường vẫn chưa nhận được câu trả lời.

Trong khi đó, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Lê Trung Dũng, Trưởng phòng truyền thông Công ty TNHH Nhà nước MTV Môi trường đô thị Hà Nội cho rằng: “Ngày 2 lần, nhân viên của công ty đều đến làm vệ sinh sạch sẽ và có văn bản xác nhận của tổ trưởng, tổ phó tổ dân phố ở đấy. NVS bốc mùi, ô nhiễm là do ý thức của người dân ”.

Nói về đề nghị xóa bỏ nhà vệ sinh của P.Trung Phụng, ông Dũng cho rằng: “Rất nhiều cơ quan muốn phá dỡ nhà vệ sinh công cộng, trong khi đó dân vẫn “đi bậy” ra đường. Ở Trung Phụng, có những hộ vẫn chưa có nhà vệ sinh riêng, những người đi trên đường bất chợt có nhu cầu, không có nhà vệ sinh thì họ xử lý thế nào?”

Trao đổi với PV Thanh Niên về tình trạng mất vệ sinh ở nhà vệ sinh công viên, bà Trần Thị Mai Phương, Phó giám đốc Xí nghiệp duy trì cây xanh số 1, thuộc Công ty TNHH MTV Vườn thú Hà Nội, đơn vị quản lý công viên Thủ Lệ cho biết, mỗi ngày, các nhân viên dọn vệ sinh 2 lần vào sáng và đầu giờ chiều, thậm chí vào những ngày đông khách phải tăng cường lên 4, 5 lần. Bà Phương cho rằng, việc mất vệ sinh là do ý thức của người dân.

Đề cập đến việc có nên đầu tư xây dựng các nhà vệ sinh có hệ thống xả nước tự động hay không thì bà Phương lập luận: “Xây dựng nhà vệ sinh hiện đại cũng tốt nhưng vì ở nơi công cộng nên cũng rất khó khăn trong công tác bảo vệ. Nếu xây nhà vệ sinh có cơ sở vật chất hiện đại thì khi hết giờ làm, công nhân đi về buộc phải khóa cửa. Như vậy sẽ không đáp ứng được nhu cầu của khách!”
Nguồn: Thanh Niên Online

Saturday, March 28, 2015

Bị đánh nhập vện chỉ do can ngăn không gậy lộn trong nhà vệ sinh

Dạo gần đây có rất nhiều vụ việc xảy ra xung quanh nhà vệ sinh ở trường THCS như một người đàn ông ở Bắc Ninh hãm hiếp bé gái 10 tuổi trong nhà vệ sinh hay tường nhà vệ sinh ở Hà Tĩnh đổ sập khiến học sinh lớp 2 ngất xỉu.

Và gần nhất là chiều ngày 26/3, chị Lê Thị Phượng (34 tuổi) – mẹ nữ sinh Nguyễn Thị Ngọc Mai cho biết, hiện Mai vẫn đang nằm điều trị tại Bệnh viện Đa khoa TP. Sa Đéc với nhiều vết thương ở vùng đầu, chân do bị Duyên và 2 bạn nữ khác hành hung vì can ngăn bạn bị đánh trong nhà vệ sinh.

Chị Phượng kể: “Vào sáng ngày 20/3, giáo viên chủ nhiệm gọi tôi lên ngay trường có việc gấp chứ không nói là Mai bị đánh. Tôi bỏ dở mọi công việc ở nhà chạy lên trường thì được thông báo Mai đang nằm ở Trạm Y tế xã.

Nhìn những vết thương trên người đứa con gái mình dứt ruột đẻ ra mà tôi đau như cắt từng khúc ruột. Một lúc sau tôi mới được thông báo là con mình bị bạn đánh”.

Theo lời kể của chị Phương, ở nhà Mai là người con ngoan ngoãn, thường xuyên giúp đỡ bố mẹ chăm lo việc nhà.
Trường THCS Phú Long - Nơi Mai bị đánh hội đồng
“Trước hôm xảy ra sự việc 2 hôm, tôi có thấy Mai buôn, gặng hỏi thì được con cho biết là bị một bạn tên Duyên học cùng trường dọa đánh. Tôi cứ nghĩ đó chỉ là lời đe dọa vì chúng nó đều là con gái với nhau cả. Không ngờ lại ra ra tay tàn bạo quá” – chị Phượng bức xúc.

Còn bà Trần Thị Hoàng Kim – Hiệu trưởng trường THCS Phú Long cho biết, Nguyễn Thị Ngọc Mai là học sinh có học lực khá giỏi, đạo đức tốt. Từ trước tới nay chưa có giáo viên nào phàn nàn về Mai.

Còn Duyên thì ngược lại, vì bố mẹ thường xuyên đi làm ăn xa nên không có điều kiện kèm cặp, Duyên chỉ là học sinh có học lực trung bình yếu.

Nguyên nhân của cuộc ẩu đả được bà Hoàng Kim cho biết bắt đầu từ ngày 18/3, khi Mai và P. có gặp Duyên trong nhà vệ sinh của trường học. Do mắt P. bị dị tật nên gây ra hiểu nhầm khiến Duyên  tưởng rằng P. liếc mắt nhìn mình.
Bà Trần Thị Hoàng Kim - Hiệu trường trưởng THCS Phú Long

Khi đi vệ sinh xong, Duyên chạy lại gây sự với P. Thấy bạn bị gây lộn ngay trong nhà vệ sinh chỉ do nhìn đểu, Mai đã chạy tới khuyên ngăn không ngờ Duyên cho đó là hành động xen vào chuyện người khác nên nuôi ý định dạy cho Mai “một bài học”.

Ngày 20/3, Duyên cùng hai bạn nữ (học ngoài trường) trèo cổng vào trường tìm Mai và P. đánh lộn. Khi nhìn thấy Mai thì Duyên cùng hai bạn lao vào đánh đập, kèm theo những lời chửi bới tục tĩu.

Sự việc chỉ dừng lại khi giáo viên và bảo vệ trường chạy tới can ngăn. Bà Hoàng cho biết: “Không có chuyện Mai bị ngất xỉu, khi đưa đến trạm xá Mai vẫn còn tỉnh táo. Hai em nữ sinh ở trường ngoài cũng được xác định danh tính, chúng tôi đã báo cho công an và gửi giấy báo cho trường mà 2 nữ sinh đó đang theo học”.

Cũng theo bà Hoàng, hướng giải quyết của nhà trường sẽ kỷ luật giáo viên chủ nhiệm của 2 lớp để xảy ra sự việc. Còn bản thân bà Hoàng cũng "tự nhận trách nhiệm cá nhân" về sự việc đã xảy ra.
Báo Đất Việt

Tuesday, March 17, 2015

Tản mạn xung quanh nhà vệ sinh công cộng tại Hà Nội

Tình trạng nhà vệ sinh công cộng xuống cấp đã diễn ra nhiều năm nay. Bên cạnh đó, có nơi có nhà vệ sinh nhưng người dân lại không được dùng. Có nơi còn trở thành tụ điểm chích thuốc của người nghiện.

Khi chúng tôi tham quan một số nhà vệ sinh công cộng ở Thủ đô thì tình trạng nhà vệ sinh xuống cấp đã diễn ra nhiều năm nay. Bên cạnh đó, có nơi có nhà vệ sinh nhưng người dân lại không được dùng. Có nơi còn trở thành tụ điểm chích thuốc của người nghiện.

Có cũng như không
Có những khu vực cần nhà vệ sinh công cộng nhưng người dân lại không được dùng. Câu chuyện hy hữu, tưởng như không có thật này lại hằng ngày diễn ra tại nhà vệ sinh công cộng thuộc Văn Điển, Thanh Trì, Hà Nội.

Nhà vệ sinh công cộng bằng thép này nằm cách Nhà văn hóa trung tâm huyện chỉ mấy bước chân. Nhìn bên ngoài, nhà vệ sinh khá khang trang và còn mới. Tuy nhiên thay vì vào trong  thì mọi người chỉ đứng ngoài. Chung quanh nhà vệ sinh bốc mùi nồng nặc. Nhà vệ sinh này được khóa cẩn thận bằng bốn ổ khóa.


Ảnh một nhà vệ sinh công cộng tại Hà Nội.
Người dân ở đây cho biết nhà vệ sinh này được xây dựng cách đây gần ba năm nhưng khóa im ỉm suốt ngày, muốn sử dụng cũng không được. Ông Nguyễn Mạnh Hùng là người dân sở tại, chạy xe ôm cho biết, nhà vệ sinh công cộng này chỉ mở khi… trung tâm huyện có tổ chức sự kiện, ngày lễ. Ông bức xúc chia sẻ: “Nhiều hôm tôi phải vào nhờ chi cục thuế hoặc những hộ dân chung quanh để đi nhờ, thậm chí nhiều hôm phải ra ngoài đồng. Thà rằng chúng tôi mất 2.000-3.000 đồng nhưng có nhân viên quét dọn, mở cửa thường xuyên để sử dụng, chứ đằng này nhà vệ sinh công cộng mà cứ khóa suốt ngày, không cho dân sử dụng thì xây lên để làm gì?”.

Tiềm ẩn mối họa
Ngõ Thiên Hùng thuộc phường Khâm Thiên, quận Đống Đa đang tồn tại một khu nhà vệ sinh có từ 50 năm trước với diện tích hơn 40 m², gồm sáu phòng nhưng nhiều năm trở lại đây cả khu vực rộng lớn này chỉ phục vụ cho hai hộ gia đình, khách vãng lai và… người nghiện. Các hộ khác trong khu vực đã xây nhà vệ sinh riêng. Bởi vậy một nửa số phòng trên đã được khóa lại. Những ngày cận Tết, tổ trưởng dân phố và đội giữ an ninh - trật tự địa phương thường thay phiên nhau đứng ngoài ngõ ngũ túc trực phòng người nghiện vào nơi này chích thuốc. Chị Đinh Thị Song Mai (Số 1A, ngách 65, ngõ Thiên Hùng) bức xúc kể: “Trước ở đây người nghiện tập trung nhiều lắm, có sáng tôi còn nhặt được khoảng 20 cây kim tiêm. Cách đây một tháng, có hai người nghiện bị bắt, một người nghiện bị sốc thuốc vừa lết ra nhà vệ sinh thì gục trên ghi đông xe chết luôn, sợ lắm!”.

Hiện nay, trên địa bàn TP Hà Nội tồn tại hàng trăm nhà vệ sinh công cộng tập trung tại những nơi đông dân cư. Địa bàn phường Trung Phụng (quận Đống Đa, Hà Nội) có tới tám nhà vệ sinh công cộng nằm trong khu dân cư không sử dụng. Những địa điểm vắng vẻ này là lựa chọn lý tưởng để các con nghiện chích hút và mua bán ma túy. Chợ đầu mối quận Long Biên có ba nhà vệ sinh công cộng, dù được sử dụng liên tục nhưng cũng không thoát khỏi tình trạng tương tự. Ba nhà vệ sinh này được người dân gọi với cái tên gắn liền khu vực buôn bán: dãy tôm cá, nhà vệ sinh A1 và bến xe. Chị D, một người trông coi ở đây cho biết:  “Ở đây tập trung dân buôn bán tứ xứ đổ về. Người lạ thì mình khó phát hiện chứ người nào nghiện là mình biết hết, họ vào ra một ngày hai - ba lần, nhưng biết thì cũng chẳng làm gì được. Thấy họ vào lâu quá thì mình vào đập cửa hét to để tránh tình trạng người ta sốc thuốc chết trong đó thôi”.

Những nhà vệ sinh như thế không chỉ gây ô nhiễm nghiêm trọng, làm mất mỹ quan đường phố mà còn đe dọa trật tự - an ninh khu dân cư. Ông Dương Đình Huấn, Tổ trưởng Dân phố số 11 ngõ Thiên Hùng cho biết, trong suốt hai năm 2013 và 2014, người dân và chính quyền địa phương đã liên tục làm đơn đề nghị xóa bỏ và ngừng xây mới 14 nhà vệ sinh công cộng trên nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.

Theo Ngaynay.vn

Thursday, March 12, 2015

Tổng hợp những chuyện ngược đời ở vỉa hè Hà Nội

Đổ rác ngay dưới biển cấm đổ rác, nhà vệ sinh công cộng kiêm cửa hàng tạp hóa, biển hiệu giăng kín vỉa hè... là những trường hợp "không hiếm" trên các con đường tuyến phố tại Hà Nội


Đổ rác ngay trước biển 'Cấm đổ rác'

Nhiều người dân Thủ đô có thói quen xả rác bừa bã. Dường như họ chỉ cần tống nó ra khỏi nhà mình là được. Vứt rác ngay bên hè đường, trước cửa nhà, vứt sang cửa nhà hàng xóm, không chịu bỏ rác vào thùng rác công cộng mà vứt bừa bãi xung quanh. Sau mỗi đêm hội, nơi tổ chức biến thành bãi rác khổng lồ. Đổ rác ngay trước biển 'Cấm đổ rác' là hiện tượng có thể gặp ở khắp các ngõ phố.



Bảng tin dân phố trên mặt đê Trần Khát Chân (Lạc Trung, Hai Bà Trưng) trở thành nơi đổ rác
dù luôn hiển hiện cảnh báo "Cấm đổ rác" trên bảng tin. Ảnh: LAD


Ở phường Láng Hạ. Ảnh: Soha

Bỏ cầu, bỏ hầm sang đường tùy tiện


Nhiều người ngại xa thêm dù chỉ vài bước chân để lên cầu hay xuống hầm đi bộ hoặc đi vào đường dành riêng cho người đi bộ. Họ chọn cách băng qua đường, giữa dòng xe cộ tấp nập bất chấp nguy hiểm. Hình ảnh dưới đây là một ví dụ.


Nhóm sinh viên nối gót nhau dưới lòng đường giữa dòng xe cộ đông đúc dù cây cầu vượt chỉ cách đó
vài bước chân. Ảnh chụp trên đường Chùa Bộc, đoạn qua cổng Học viện Ngân hàng. Ảnh: Tiin


Hay họ chọn sang đường bằng cách leo qua dải phân cách. Ảnh: Tiin


Hầm đi bộ ngập tràn rác lên gần vỉa hè


Đôi khi, cũng thật khó cho người đi bộ khi những chiếc hầm đi bộ tiền tỉ lại ở trong cảnh như thế này. Đây là hình ảnh hầm đi bộ trên đường 32 đoạn từ điểm giao đường sắt đến ĐH Công nghiệp Hà Nội. Bốn hầm dành cho người đi bộ luôn trong tình trạng ngập nước, rác thải ngập ngụa. Người đi đường thản nhiên biến chúng thành WC công cộng. Và hẳn nhiên không ai một lần dám sang đường bằng hầm này.


Hầm đi bộ ngập rác...


và nước thải. Ảnh: Thái Bình

Cầu vượt thành nơi bán trà đá


Công trình cầu đi bộ trên phố Trần Đại Nghĩa (Hà Nội) được khởi công xây dựng ngày 11/11/2009 và hoàn thành ngày 30/12/2009. Cầu có chiều dài nhịp chính 18m, chiều dài toàn cầu 21,5m, bề rộng 3,5m. cứ đến tối, cầu đi bộ trên phố Trần Đại Nghĩa lại bị chiếm dụng thành nơi bán nước chè. Rác tràn ngập trên cầu từ tối đến sáng ngày hôm sau.




Biển quảng cáo, hàng quán đẩy người đi bộ xuống lòng đường


Trên nhiều đường phố, người đi bộ bị đẩy xuống lòng đường với bao hiểm nguy rình rập bởi những biển quảng cáo xấu xí, kỳ quặc, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường gây mất mỹ quan đô thị cũng như ẩn chứa nguy cơ tai nạn.


Trên đoạn đường 70 – Phùng Hưng – Hà Đông – Hà Nội một nhà có tới hai, ba cái biển
quảng cáo chắn hết phần vỉa hè. Người đi bộ phải đi dưới lòng đường.


Trên phố Nhà Chung. Ảnh: Internet


Đâu có đường là ta cứ đi


Dù nhiều tuyến phố được phân làn bằng dải phân cách cứng nhưng hiện tượng các loại xe đi sai làn đường, vẫn phổ biến. Mới đầu, với sự ra quân hướng dẫn của lực lượng thanh tra giao thông, việc đi lại có vẻ nền nếp, nhưng khi lực lượng này rút đi và không có cảnh sát giao thông đứng gác thì những tuyến phố này lại trở nên loạn xị ngậu. Xe máy đi vào đường dành cho ô tô và ngược lại. Thậm chí những trụ bê tông, những cột biển báo bằng sắt trở nên quá nguy hiểm với người đi đường.







Xe phun nước rửa đường ngày mưa

Những chiếc xe phun nước rửa đường giúp làm sạch đường, dịu bớt những bụi, cát trên đường phố. Thế nhưng ở một số tuyến đường có quá nhiều đất cát rơi vãi do những chiếc xe tải chở đất cát để lại thì những chiếc xe phun nước cũng không thể rửa sạch hết, thậm chí còn thêm ngập ngụa, bẩn thỉu. Người đi xe máy vào làn đường vào lúc ấy không tránh khỏi bị vấy bẩn quần áo, xe cộ do bị bùn bắn lên.

Hà Nội vừa trải qua một đợt mưa phùn, nồm ẩm kéo dài. Điều mà nhiều người thấy lạ là nhiều hôm đường bị mưa phùn ướt nhẹp mà xe phun nước vẫn hoạt động như thường.


Ảnh: Độc giả N.A chụp trên đường Giải Phóng, Hà Nội

Nhà vệ sinh 'kiêm' cửa hàng tạp hóa

Tìm một nhà vệ sinh công cộng ở Hà Nội thật khó - đó là ý kiến của đa số người được hỏi về việc tìm nhà vệ sinh công cộng khi có việc đi ra phố. Đã thế nhiều nhà vệ sinh công cộng còn bị chiếm dụng thành nơi buôn bán, chứa hàng hóa, bị che khuất.


Nhiều nhà vệ sinh bị “tận dụng” làm mục đích riêng biến thành địa điểm kinh doanh,
buôn bán thực phẩm, đồ uống giải khát. Ảnh: Afamily

Cũng là một địa điểm nhà vệ sinh kiêm… quán giải khát là nhà vệ sinh công cộng ở gần Bệnh viện Phụ sản Trung ương, tại ngã ba phố Triệu Quốc Đạt và Hai Bà Trưng. Tiếng là có hai buồng vệ sinh kèm theo dịch vụ tắm nóng lạnh nhưng nhà vệ sinh này ít khi có khách đến (hay đúng hơn là dám đến). Bởi vì vây xung quanh khu vệ sinh này là nơi gửi xe cho khách vào việc C và ngay sát phòng vệ sinh là một quầy bán nước giải khát, đồ ăn nhẹ cũng như trông giữ mũ bảo hiểm.


Ai dám vào nhà vệ sinh công cộng khi phải qua những cửa ải như thế này? Ảnh: Afamily

Cửa nhà vệ sinh công cộng số 38 Hàng Giầy bị một hàng bún gánh (bán buổi sáng) và một người bán hàng nước để ké. Bên trong nhà vệ sinh này cũng được tận dụng làm kho chứa hàng.


Trước nhà vệ sinh công cộng 38 Hàng Giầy. Ảnh: Afamily

Tổng hợp

Sunday, March 1, 2015

8 bước cơ bản giúp nhà vệ sinh sạch bóng loáng

Với các bước nhanh gọn và tận dụng tối ưu thời gian, dọn dẹp nhà vệ sinh sạch đẹp sẽ không còn là nỗi ám ảnh với các chị em. Cùng nhau tìm hiểu và thực hiện nhé.

Nhà vệ sinh thường được coi là góc bẩn nhất trong nhà và cần phải cọ rửa thường xuyên? Tuy nhiên, dù có cọ rửa thường xuyên thì nơi đây vẫn khiến chị em sợ hãi vì tốn khá nhiều thời gian mà vẫn cảm giác không sạch sẽ. Các bước sau đây giúp bạn chỉ tốn từ 15-20 phút, tùy vào diện tích, để dọn dẹp nhà vệ sinh thơm tho, sáng bóng.

Chuẩn bị:

  1. Thùng đựng rác
  2. Sọt đựng quần áo
  3. Dung dịch tẩy rửa
  4. Chổi cọ.


Bước 1: Để sọt đựng quần áo bên và các đồ dùng không cần thiết ra ngoài nhà vệ sinh cửa và bắt đầu quá trình dọn dẹp.

Bước 2: Thu dọn bất cứ khăn lau tay, khăn mặt, quần áo bẩn vào sọt.

Hai bước đầu tiên khi dọn dẹp nhà vệ sinh sẽ tốn của bạn chưa đầy 1 phút đồng hồ.

Bước 3: Dùng nước tẩy rửa chuyên dụng cọ sạch bồn rửa, bồn tắm, nhà vệ sinh.

Ngoài các nước tẩy rửa chuyên dụng thì chị em có thể dùng giấm, hoặc baking soda. Để tiết kiệm thời gian, sau khi đổ dung dịch tẩy rửa, bạn có thể tranh thủ 2-3 phút để thực hiện bước 4 và bước 5.

Quá trình kì cọ và làm sạch nhà vệ sinh là khâu chiếm nhiều thời gian nhất của bạn.




Bước 4: Vứt khăn giấy, giấy vệ sinh, các chai rỗng vào sọt rác.

Chị em có thể lót túi nilon đen vào đáy thùng rác sau khi đổ xong. Vào các lần dọn dẹp nhà vệ sinh sau, bạn chỉ cần nhấc gọn túi và vứt trong nháy mắt.

Bước 5: Dọn gọn các đồ không phải trong phòng vệ sinh như quần áo, nhẫn,v.v.

Nếu bạn thường xuyên tháo nhẫn, dây chuyền,v.v. thì nên để một chiếc hộp nhựa trong phòng tắm để tránh mất mát. Nhiều trường hợp bị mắc kẹt tay trong bồn cầu nhà vệ sinh để tìm nhẫn hoặc bị rơi răng giả xuống bồn cầu.

Bước 6: Xếp lại các chai lọ, dụng cụ ở sai vị trí.

Bước 7: Bạn nên thay nhưng chiếc khăn đã ngả mầu hoặc mốc bằng khăn mới, vì những chiếc khăn cũ này có thể chưa nhiều vi khuẩn không tốt cho gia đình bạn

Bước 8: Vác giỏ khăn bẩn, quần áo đi giặt.

Chỉ với 8 bước cơ bản, nhà vệ sinh của bạn đã trở nên sạch sẽ hơn rất nhiều so với lúc ban đầu. Nào, bây giờ hãy rời khỏi màn hình và thực hiện ngay công việc dọn nhà vệ sinh của gia đình mình hay nhà vệ sinh công cộng nơi bạn quản lý nhé.
Thiết kế kiến trúc thanh hóa - Thiết kế nội thất Thanh Hóa - Thi công nội thất Thanh Hóa - Thi công đồ gỗ Thanh Hóa - Thi công tủ bếp Thanh Hóa - Đá mỹ nghệ ninh vân