• THĂNG LONG INDUSTRY


    June 25, 2012

Wednesday, August 5, 2015

Tại sao nên chọn thùng rác inox cho văn phòng, khách sạn?

Với các xu thế sử dụng các vật dụng tự nhiên có ích và thân thiện với môi trường ngày càng được chú trọng đặc biệt. Thời gian gần đây, ở nước ta các vật dụng làm từ chất liệu inox với đặc tính tuyệt vời không bị ôxi hoá, không hen gỉ dùng lâu dùng bền đã được ưa chuộng và trở thành chọn lựa hàng đầu của người dân. Một ưu điểm nổi bật không thể không đề cập của inox là an toàn, tương đối nhẹ dễ dàng di chuyển hay bảo quản, dùng bền mà lại an toàn mang lại hiệu quả sử dụng cao, giúp tiết kiệm chi phí nên ngày càng được ưa chuộng.

Thùng rác inox đá hoa cương


Đặc biệt, sản phẩm thùng rác inox có kiểu dáng đẹp, hiện đại, tạo cảm giác sang trọng cho không gian xung quanh.

Có 2 loại thùng rác thông dụng:
- Thùng rác inox trơn hoặc có dập hoa văn
- Thùng rác kết hợp đá hoa cương

 Nhanh chóng nhận ra xu hướng tất yếu này, Hà Thành Eco đã mạnh dạn đầu tư, mở rộng quy mô kinh doanh, nhập khẩu và không ngừng cung ứng ra thị trường những loại dụng cụ, thiết bị vệ sinh inox có chất lượng cao, an toàn thân thiện cho người sử dụng và môi trường đã nhận được sự hưởng ứng và tin dùng của các cơ quan, ban ngành, tổ chức, các công ty doanh nghiệp trên khắp 3 miền đất nước.

Quý khách quan tâm đến sản phẩm thùng rác inox của Hà Thành Eco vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG NGHIỆP  HÀ THÀNH
Văn Phòng GD: P1409, CT2, Tòa nhà C14 – Bắc Hà, P. Trung Văn, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 04.6260.4040 / 04.6260.4020    
Hotline: 0913 800 625
Email: info@hathanheco.com
Website: http://thungracnhua.vn/ http://thung-rac.net/

Tuesday, July 28, 2015

Tìm hiểu về tính năng của thùng rác công nghiệp

Thùng rác công nghiệp - là thiết bị thu gom rác không thể thiếu tại các khu công nghiệp, nhà xưởng hay các khu công cộng khác như công viên, khu dân cư… với khả năng lưu trữ nhiều loại chất thải khác nhau, có nắp đậy kín đáo, chất liệu bền bỉ và đặc biệt không bị hóa chất ăn mòn. Với những thế mạnh kể trên, những sản phẩm thùng rác nhựa công nghiệp đã dần trở nên phổ biến với nhiều địa điểm nhu cầu tập kết, thu gom rác tại các tòa nhà, khách sạn, khu công nghiệp, trường học hay bệnh viện…

Có rất nhiều loại thùng rác với chất liệu khác nhau, nhưng phổ biết nhất phải kể đến: Thùng rác nhựa HDPE và Thùng rác nhựa Composite.

1. Thùng rác nhựa HDPE

Thùng rác nhựa HDPE 240 Lít

Được sản xuất từ chất liệu nhựa HDPE nguyên sinh, được bổ sung thêm phụ gia nhằm tăng độ dẻo, mặt ngoài được phủ lớp màng chống tia cực tím, dòng sản phẩm này có thể sử dụng lâu dài dưới mọi tác động xấu từ môi trường bên ngoài.

2. Thùng rác nhựa composite

Thùng rác nhựa composite 660 lít


Được sản xuất từ chất liệu nhựa Composite cốt sợi thủy tinh (FRP) nhập khẩu, mặt ngoài được phủ màng chống tia cực tím đa lớp, tuổi thọ lên đến 15-20 năm, dòng sản phẩm này có thể sử dụng lâu dài dưới mọi tác động xấu từ môi trường bên ngoài. Với độ dày gấp đôi so với thùng rác nhựa HDPE, thùng rác Composite có khả năng chịu lực và nhiệt độ cao vượt trội hơn rất nhiều.


Thùng rác nhựa công nghiệp mang nhãn hiệu Hà Thành Eco được bảo hành 12 tháng kể từ ngày giao hàng, Công ty cổ phần Mội trường và Công nghiệp Hà Thành là đơn vị trực tiếp sản xuất và phân phối trên toàn quốc.

Để biết thêm thông tin chi tiết và báo giá sản phẩm xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG NGHIỆP  HÀ THÀNH
Văn Phòng GD: P1409, CT2, Tòa nhà C14 – Bắc Hà, P. Trung Văn, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 04.6260.4040 / 04.6260.4020    
Hotline: 0913 800 625
Email: info@hathanheco.com
Website: http://thungracnhua.vn/ /http://thung-rac.net/

Wednesday, July 8, 2015

Bệnh viện Bình Thạnh dùng máy giặt quần áo rửa bông gòn?

Báo chí nhận được phản ánh về vấn đề tắc trách tại Bệnh viện Bình Thạnh, nơi hiện có số đăng ký khám BHYT ban đầu lớn nhất TP HCM.

Ghi sai tên bệnh nhân
Bạn đọc T.T.T. (ngụ quận Bình Thạnh) phản ánh, liên tiếp trong các ngày 15 và 16/6, Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Bình Thạnh ghi sai tên bệnh nhân được chỉ định làm xét nghiệm máu. Bệnh nhân Hồ Hoàng Nam có tên ghi trên ống máu là Hồ Hoàng An. Ông Nguyễn Văn Sử thành Nguyễn Văn Sửu. Trong sổ giao máu, Bệnh nhân Trần Thị Oanh bị ghi nhầm tên là Nguyễn Thị Oanh.
Khi nhân viên có trách nhiệm báo cáo các sự cố trên với điều dưỡng trưởng của khoa thì nhận được câu trả lời “chả sao cả, ghi sai thì sửa lại”.

Cũng theo bạn đọc, ngày 20/5, nhân viên khử khuẩn của bệnh viện quên đậy nắp máy hấp khiến bông gòn viên trào ra ngoài. Nhân viên y tế tại đây đã xử lý bằng cách mang số bông gòn này xuống nhà giặt, dùng máy giặt để “thanh trùng” bông gòn. Rồi yêu cầu hộ lý hốt ra thau nhựa phơi. Trong khi đó, các máy móc, thiết bị, dụng cụ này chỉ được dùng để giặt, sấy khăn trải giường bệnh, quần áo bệnh nhân…


Bông gòn viên được “xử lý” trong thau phơi tại nhà giặt quần áo của Bệnh viện quận Bình Thạnh. Ảnh do bạn đọc cung cấp. 

Bạn đọc còn phản ánh, nhiều bác sĩ, điều dưỡng bệnh viện thường bỏ găng tay y tế trong túi, trái với quy định về an toàn chống nhiễm khuẩn của ngành.

Phê bình, hạ bậc thi đua
Trao đổi với phóng viên, bác sĩ Lê Hoàng Quí - Phó Giám đốc Bệnh viện quận Bình Thạnh, xác nhận đã xảy ra việc ghi nhầm tên bệnh nhân. Tuy nhiên, ông cho rằng, theo quy trình lấy mẫu máu làm xét nghiệm tại Khoa Cấp cứu - hồi sức tích cực - chống độc, ngoài việc ghi chép vào sổ giao bệnh phẩm, ghi tên trên ống xét nghiệm, bệnh viện còn thực hiện phiếu chỉ định xét nghiệm trên phần mềm quản lý bệnh viện. Việc lưu thông tin người bệnh được cập nhật đồng bộ trên sổ sách và quản lý trên phần mềm. Vì vậy, các trường hợp sai sót như phản ánh đã nhanh chóng được đối chiếu, chỉnh sửa kịp thời, bảo đảm chính xác, không để ảnh hưởng đến chất lượng chuyên môn điều trị.

Về vấn đề an toàn chống nhiễm khuẩn tại bệnh viện, bác sĩ Quí khẳng định, nguyên tắc sử dụng găng tay y tế một lần, không dùng lại và dùng xong phải bỏ vào thùng rác y tế đúng quy định. Hoàn toàn không có tình trạng bác sĩ, điều dưỡng bỏ găng tay trong túi. Theo ông, có thể những người mà bạn đọc nhìn thấy là các sinh viên y khoa thực tập cũng mặc blouse trắng như bác sĩ.

Ông Quí thừa nhận, ngày 20/5, trong quá trình vận hành lò hấp tại phòng khử khuẩn có xảy ra sự cố kỹ thuật. Do thao tác chưa đúng làm gòn hấp bị ướt không đạt yêu cầu vô trùng. Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn đã lập biên bản hủy bỏ số gòn trên. Tuy nhiên, do tiếc số gòn khoảng 200gr, nhân viên đã tự ý sấy khô trong máy giặt để dùng cho mục đích cá nhân. Và hành động vô ý đã gây nên sự hiểu lầm không đúng về công việc của Phòng Khử khuẩn.

“Qua các sự việc trên, bệnh viện nghiêm túc nhắc nhở ê kíp trực cấp cứu, rút kinh nghiệm toàn bệnh viện, quy định làm hồ sơ bệnh án và thực hiện thủ tục hành chính quy trình khám chữa bệnh phải ghi chép đầy đủ, rõ ràng, chính xác, không để xảy ra sai sót chuyên môn”, ông Quí nói.
Bệnh viện cũng phê bình, hạ bậc thi đua nhân viên Phòng Khử khuẩn. Tăng cường giám sát chặt chẽ các quy trình khử khuẩn. Đồng thời đẩy mạnh các giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ hướng đến sự hài lòng người bệnh trong giao tiếp ứng xử…

Theo Tiền Phong

Tuesday, June 16, 2015

Nhà vệ sinh công cộng khiến người dân hoảng sợ

Đến Thủ đô Hà Nội, ai có nhu cầu đi vệ sinh đều cảm thấy hãi hùng vì sự bẩn thỉu, nhếch nhác và bất tiện của những nơi gọi là nhà vệ sinh công cộng.

Theo khảo sát của PV Thanh Niên, nhiều nhà vệ sinh nằm ở các khu dân cư đều lạc hậu và bẩn thỉu và xuống cấp nghiêm trọng, trong đó có các nhà vệ sinh công cộng đặt ở 3 phường: Khâm Thiên, Trung Phụng, Phương Liên (Q.Đống Đa). Tại P.Trung Phụng có 8 cái, phần lớn phục vụ nhu cầu của người dân đi chợ dọc phố Khâm Thiên và một số ít các hộ dân chưa có nhà vệ sinh riêng. Tuy nhiên, các nhà vệ sinh này đều được xây dựng từ những năm 60 của thế kỷ trước nên đã lỗi thời. Những người đi vệ sinh phải múc nước từ bể để dội, thay vì có hệ thống xả nước tự động. Sàn ở một số nhà vệ sinh bị vỡ thành hố sâu, rất nguy hiểm cho người sử dụng.

Nhà vệ sinh ở Công viên Thủ Lệ lạc hậu khiến việc sử dụng rất mất vệ sinh - Ảnh Phạm Nga

Theo các hộ dân sống cạnh các nhà vệ sinh này, ngày mưa, rác thải và nước từ khu vệ sinh chảy tràn ra đường. Ngày nắng, mùi hôi thối, xú uế bốc lên nồng nặc. Những người dân sống gần khu vực hầu như nhà ai cũng phải đóng cửa để đỡ bị mùi xú uế. Không chỉ bị ô nhiễm, người dân của phường này còn phải cảnh giác khi nghiện ngập rình rập trộm cắp và đến các nhà vệ sinh để hút chích. Buổi tối, các nhà vệ sinh không có đèn điện nên bọn nghiện thường tụ tập. Ở các nhà vệ sinh tràn lan kim tiêm.

Đến các nhà vệ sinh công cộng tại các công viên như: Cầu Giấy, Thống Nhất, Thủ Lệ..., khách cũng không khỏi hãi hùng. Phần lớn cơ sở vật chất ở các nhà vệ sinh tại đây đều rất lạc hậu, xuống cấp khiến quy trình vệ sinh rất bất tiện. Người dân đi vệ sinh xong phải múc nước để dội rửa, khiến nước chảy lênh láng khắp sàn, mùi xú uế bốc lên nồng nặc, rác vệ sinh bày bừa khắp nơi…

Do lạc hậu hay ý thức?
Trao đổi về tình trạng NVS ở P.Trung Phụng, ông Lê Vĩnh Bình, Phó chủ tịch UBND P.Trung Phụng cho biết, các nhà vệ sinh công cộng của phường do Xí nghiệp môi trường số 4 (trực thuộc Công ty TNHH Nhà nước MTV Môi trường Đô thị Hà Nội) quản lý. Trước tình trạng bất cập trên, P.Trung Phụng đã đề nghị với công ty này cũng như với chính quyền cấp trên cho phá bỏ để xây dựng sân chơi cho trẻ em, nhà sinh hoạt cộng đồng. Tuy nhiên, đến thời điểm này, phường vẫn chưa nhận được câu trả lời.

Trong khi đó, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Lê Trung Dũng, Trưởng phòng truyền thông Công ty TNHH Nhà nước MTV Môi trường đô thị Hà Nội cho rằng: “Ngày 2 lần, nhân viên của công ty đều đến làm vệ sinh sạch sẽ và có văn bản xác nhận của tổ trưởng, tổ phó tổ dân phố ở đấy. NVS bốc mùi, ô nhiễm là do ý thức của người dân ”.

Nói về đề nghị xóa bỏ nhà vệ sinh của P.Trung Phụng, ông Dũng cho rằng: “Rất nhiều cơ quan muốn phá dỡ nhà vệ sinh công cộng, trong khi đó dân vẫn “đi bậy” ra đường. Ở Trung Phụng, có những hộ vẫn chưa có nhà vệ sinh riêng, những người đi trên đường bất chợt có nhu cầu, không có nhà vệ sinh thì họ xử lý thế nào?”

Trao đổi với PV Thanh Niên về tình trạng mất vệ sinh ở nhà vệ sinh công viên, bà Trần Thị Mai Phương, Phó giám đốc Xí nghiệp duy trì cây xanh số 1, thuộc Công ty TNHH MTV Vườn thú Hà Nội, đơn vị quản lý công viên Thủ Lệ cho biết, mỗi ngày, các nhân viên dọn vệ sinh 2 lần vào sáng và đầu giờ chiều, thậm chí vào những ngày đông khách phải tăng cường lên 4, 5 lần. Bà Phương cho rằng, việc mất vệ sinh là do ý thức của người dân.

Đề cập đến việc có nên đầu tư xây dựng các nhà vệ sinh có hệ thống xả nước tự động hay không thì bà Phương lập luận: “Xây dựng nhà vệ sinh hiện đại cũng tốt nhưng vì ở nơi công cộng nên cũng rất khó khăn trong công tác bảo vệ. Nếu xây nhà vệ sinh có cơ sở vật chất hiện đại thì khi hết giờ làm, công nhân đi về buộc phải khóa cửa. Như vậy sẽ không đáp ứng được nhu cầu của khách!”
Nguồn: Thanh Niên Online

Saturday, June 6, 2015

Nguyên nhân dẫn đến cái chết của anh bảo vệ là : Cánh cổng sắt hay thùng rác

Anh bảo vệ đang kéo chiếc cổng sắt

Hãy xem video và phân tích xem nguyên nhân khiên cho một anh bảo vệ bị chết là do Thùng rác đặt không đúng chỗ hay tại cái cổng kéo kia nhé. 


Thùng rác dường như bành trướng ngay giữa đường

Wednesday, May 20, 2015

Nhà vệ sinh rất quan trọng với… nhân phẩm

Dường như công tác quản trị trường học hiện nay mới chú trọng đến các mặt học hành, thi đua chứ các vấn đề ăn ngủ, vệ sinh của học sinh thường bị coi là việc phụ.

Nhà vệ sinh đặc biệt quan trọng với sức khỏe cộng đồng, thậm chí là với cả nhân phẩm”. Đó là lời của Bill Gates khi giới thiệu chiến dịch tìm kiếm công nghệ và cách xây dựng một nhà vệ sinh tốt hơn phù hợp cho các nước đang phát triển.

Nếu nhìn vào câu chuyện nhà vệ sinh (NVS) trường học của Việt Nam hiện nay, hẳn chúng ta sẽ thấy mối quan tâm của vị tỷ phú danh tiếng kia hoàn toàn có căn cứ.

Vừa mới đầu tháng này, một bài viết trên tờ Tuổi trẻ cho hay, nhiều điểm trường tiểu học và mẫu giáo tại huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) không có nhà vệ sinh (NVS). Có nơi hơn 200 học sinh cấp tiểu học nhiều năm nay không có NVS để sử dụng.

Ảnh minh họa nhà vệ sinh trường học

Con đi học mà cha mẹ run tim

Sáng nào bạn tôi cũng chở con đi học ở một trường tiểu học ngay tại TPHCM. Con cắp cái cặp nặng trĩu vào lớp rồi mà mẹ lên đường đến cơ quan mà tim run. Vừa làm nghĩ đến con, mà trong vô vàn nỗi lo là lo con đi NVS mà phải chịu nhịn vì NVS quá đông và quá bẩn.

Cô bạn tôi tâm sự: “Chỉ riêng việc dặn con đi vệ sinh sao cho an toàn là cả một vấn đề. Vì phải làm sao cho cháu không quá sợ đến nỗi nhịn không đi tiêu đi tiểu luôn. Nhưng nhiều ngày cháu vẫn nhịn đến chiều”. Cháu là bé gái nên chỉ nhìn thấy dơ quá là không dám vào, sợ trơn trượt té ngã, sợ hôi. Chưa kể nhiều ngày NVS không đủ nước dùng nên quá bẩn.

Trong khi đó, nhân viên quét dọn vệ sinh ở trường cháu thì thiếu mà nếu làm thì chỉ làm qua loa. Vì vậy chiều tới rước con, việc đầu tiên là bạn tôi phải chở con vào một quán ăn quen cho cháu đi vệ sinh rồi mới dám chở về nhà, bởi để lâu sợ con nhịn tiểu sẽ mắc bệnh.

Trước tình cảnh này, bạn tôi đã “chạy” cho con sang một trường khác. Khi chuyển học cho cháu xong, cô vui vẻ khoe: “Trường này tốt lắm cơ, vì có… Nhà vệ sinh rất tốt”.

Cô cũng kể có những người đã làm như cô. Bởi nói chuyện NVS với trường cũng rất gian nan. Có phụ huynh im lặng vì sợ con bị trù úm, nhưng nhiều phụ huynh, trong đó có bạn tôi mất công đề nghị, nhắc nhỏm, thậm chí có cả đóng góp thêm kinh phí làm NVS cho trường mà kết quả chẳng đâu vào đâu.

Đây cũng là một phần khiến những trường học có cơ sở hạ tầng và chất lượng dạy học tốt đã đông lại càng thêm đông, sinh ra cảnh xếp hàng nộp đơn nườm nượp hàng năm.

Một số phụ huynh khác có tiền thì chuyển con sang trường tư thục hay trường quốc tế. Dù có thể các trường này dạy dỗ chưa hẳn đã hơn trường công nhưng khoản ăn ở, vệ sinh thì chắc chắn là hơn. Và ở các trường này cũng không xảy ra tình trạng yêu cầu phụ huynh đóng tiền để xây một NVS trị giá 2 tỷ như tại trường Collete, quận 3, TPHCM, trong khi đây là một trường công.

Nỗi lòng không của riêng ai

Một bài báo năm 2009 dẫn số liệu gây choáng khi ngay tại Hà Nội (gồm cả khu vực mở rộng), trên 1.000 trường học/1.255 trường học được khảo sát thiếu NVS. Ở TP. HCM, mặc dù hầu hết các trường đều có hệ thống NVS, nhưng do tỉ lệ học sinh sử dụng quá cao đã khiến NVS rơi vào tình trạng quá tải, nhanh chóng hư hỏng, xuống cấp.

Ngay tại các thành phố lớn còn vậy nói chi vùng sâu, vùng xa… Nguyên do vì khi xây trường, không hiểu tính toán sao mà các nhà xây dựng chỉ chú trọng đến các phòng ốc làm lớp học, phòng chức năng mà quên mất việc đầu tư bài bản cho khu vệ sinh.

Một khảo sát cách đây vài năm cho thấy, 73% trường học được điều tra có nhà vệ sinh nhưng chỉ có 11,7% số trường có nhà tiêu hợp vệ sinh. Riêng ở khu vực nông thôn, tình hình còn bi đát hơn - có tới 27% trẻ em nông thôn phải đi vệ sinh ở bên ngoài. Thiếu Nhà vệ sinh nơi học đường là vấn nạn với trẻ em và nỗi lo lắng của cha mẹ học sinh.

Dường như công tác quản trị trường học hiện nay mới chú trọng đến các mặt học hành, thi đua chứ các vấn đề ăn ngủ, vệ sinh của học sinh thường bị coi là việc phụ. Chính vì thế mà cảnh học sinh bán trú ngủ la liệt trên bàn, dưới sàn nhà, hay ăn qua quýt thiếu dưỡng chất và an toàn vệ sinh thực phẩm, NVS dơ dáy, chật chội có thể gây mất an toàn vẫn diễn ra khá thường xuyên. Đó là chưa kể việc giáo dục ý thức giữ vệ sinh chung tại các trường học cũng chưa tốt, thành thử nhiều nơi triền miên trong cảnh từ thiếu đến quá tải, từ quá tải đến… hoảng hốt vì NVS quá bẩn.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm bệnh viện Nhi đồng 1, TPHCM đã phát biểu trên báo rằng “Có thể khẳng định rằng NVS trong trường học không bao giờ là chuyện nhỏ vì tác động rất lớn tới ý thức cũng như sức khỏe con người.Không thể chấp nhận được chuyện không có nhà vệ sinh, càng không thể chấp nhận chuyện NVS chỉ “để cho có”.

Và cũng không phải vô lý khi một bài báo mới đây đã miêu tả tình trạng thiếu NVS này như một “nỗi khổ trẻ con, nỗi nhục người lớn”. Bởi lẽ người lớn chúng ta đã không thể giải quyết được một trong những nhu cầu căn bản của con người cho các em.

Tình trạng này đã được lên tiếng từ lâu, tuy nhiên, dường như vẫn chưa thấy Bộ Giáo dục và Bộ Y tế có những chương trình thiết thực, nỗ lực cần thiết để xử lý hiệu quả chuyện nhỏ mà to này?

Thursday, April 2, 2015

Say rượu, nam thanh niên phi ngược chiều tông thẳng vào xe rác

Điều khiển xe máy sau khi đã uống rượu, nam thanh niên đi ngược chiều đường và bất ngờ tông vào xe gom rác bên đường.

Theo thông tin ban đầu, vào khoảng 0h ngày 1 /4, tại ngã tư Nhổn (đường 32, Minh Khai, Từ Liêm, Hà Nội) đã xảy ra một vụ tai nạn hy hữu khiến 1 nam thanh niên phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng bị thương nặng.

Một số người dân có mặt tại hiện trường chứng kiến vụ việc cho biết, vào khoảng thời gian trên, có một nam thanh niên điều khiển chiếc xe máy hiệu Honda Dream mang BKS 35F4-2972 có dấu hiệu say rượu đi loạng choạng.
Chiếc xe máy của nạn nhân tại hiện trường bị kẹp giữa 2 xe rác ven đường 32

Điều đáng nói là thanh niên này còn đi ngược chiều với tốc độ rất nhanh.

Tuy nhiên, khi vừa tới đoạn đối diện cửa hàng phở Cồ (đường 32, Minh Khai, Từ Liêm, Hà Nội) thì do không làm chủ được tay lái, nam thanh niên này bất ngờ đâm thẳng vào một loạt xe thu gom rác đang đỗ trên hè khiến nhiều người dân và các công nhân vệ sinh giật mình.

Đi với tốc độ cao cộng thêm cú đâm khá mạnh đã khiến người này ngã ra đường, cả người cả xe bị kẹp chặt trong 2 xe rác, chảy nhiều máu.

Khi người dân đến gần, thanh niên này đã ở trong tình trạng bất tỉnh, đặc biệt chảy nhiều máu phía sau đầu. 

Ngay lập tức, nam thanh niên đã được mọi người đưa vào cấp cứu tại bệnh viện 198.

Nhận được tin báo, lực lượng chức năng đã có mặt để tiền hành giải quyết vụ việc.
Theo Soha.vn
Thiết kế kiến trúc thanh hóa - Thiết kế nội thất Thanh Hóa - Thi công nội thất Thanh Hóa - Thi công đồ gỗ Thanh Hóa - Thi công tủ bếp Thanh Hóa - Đá mỹ nghệ ninh vân