Thursday, March 12, 2015

Tổng hợp những chuyện ngược đời ở vỉa hè Hà Nội

Đổ rác ngay dưới biển cấm đổ rác, nhà vệ sinh công cộng kiêm cửa hàng tạp hóa, biển hiệu giăng kín vỉa hè... là những trường hợp "không hiếm" trên các con đường tuyến phố tại Hà Nội


Đổ rác ngay trước biển 'Cấm đổ rác'

Nhiều người dân Thủ đô có thói quen xả rác bừa bã. Dường như họ chỉ cần tống nó ra khỏi nhà mình là được. Vứt rác ngay bên hè đường, trước cửa nhà, vứt sang cửa nhà hàng xóm, không chịu bỏ rác vào thùng rác công cộng mà vứt bừa bãi xung quanh. Sau mỗi đêm hội, nơi tổ chức biến thành bãi rác khổng lồ. Đổ rác ngay trước biển 'Cấm đổ rác' là hiện tượng có thể gặp ở khắp các ngõ phố.



Bảng tin dân phố trên mặt đê Trần Khát Chân (Lạc Trung, Hai Bà Trưng) trở thành nơi đổ rác
dù luôn hiển hiện cảnh báo "Cấm đổ rác" trên bảng tin. Ảnh: LAD


Ở phường Láng Hạ. Ảnh: Soha

Bỏ cầu, bỏ hầm sang đường tùy tiện


Nhiều người ngại xa thêm dù chỉ vài bước chân để lên cầu hay xuống hầm đi bộ hoặc đi vào đường dành riêng cho người đi bộ. Họ chọn cách băng qua đường, giữa dòng xe cộ tấp nập bất chấp nguy hiểm. Hình ảnh dưới đây là một ví dụ.


Nhóm sinh viên nối gót nhau dưới lòng đường giữa dòng xe cộ đông đúc dù cây cầu vượt chỉ cách đó
vài bước chân. Ảnh chụp trên đường Chùa Bộc, đoạn qua cổng Học viện Ngân hàng. Ảnh: Tiin


Hay họ chọn sang đường bằng cách leo qua dải phân cách. Ảnh: Tiin


Hầm đi bộ ngập tràn rác lên gần vỉa hè


Đôi khi, cũng thật khó cho người đi bộ khi những chiếc hầm đi bộ tiền tỉ lại ở trong cảnh như thế này. Đây là hình ảnh hầm đi bộ trên đường 32 đoạn từ điểm giao đường sắt đến ĐH Công nghiệp Hà Nội. Bốn hầm dành cho người đi bộ luôn trong tình trạng ngập nước, rác thải ngập ngụa. Người đi đường thản nhiên biến chúng thành WC công cộng. Và hẳn nhiên không ai một lần dám sang đường bằng hầm này.


Hầm đi bộ ngập rác...


và nước thải. Ảnh: Thái Bình

Cầu vượt thành nơi bán trà đá


Công trình cầu đi bộ trên phố Trần Đại Nghĩa (Hà Nội) được khởi công xây dựng ngày 11/11/2009 và hoàn thành ngày 30/12/2009. Cầu có chiều dài nhịp chính 18m, chiều dài toàn cầu 21,5m, bề rộng 3,5m. cứ đến tối, cầu đi bộ trên phố Trần Đại Nghĩa lại bị chiếm dụng thành nơi bán nước chè. Rác tràn ngập trên cầu từ tối đến sáng ngày hôm sau.




Biển quảng cáo, hàng quán đẩy người đi bộ xuống lòng đường


Trên nhiều đường phố, người đi bộ bị đẩy xuống lòng đường với bao hiểm nguy rình rập bởi những biển quảng cáo xấu xí, kỳ quặc, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường gây mất mỹ quan đô thị cũng như ẩn chứa nguy cơ tai nạn.


Trên đoạn đường 70 – Phùng Hưng – Hà Đông – Hà Nội một nhà có tới hai, ba cái biển
quảng cáo chắn hết phần vỉa hè. Người đi bộ phải đi dưới lòng đường.


Trên phố Nhà Chung. Ảnh: Internet


Đâu có đường là ta cứ đi


Dù nhiều tuyến phố được phân làn bằng dải phân cách cứng nhưng hiện tượng các loại xe đi sai làn đường, vẫn phổ biến. Mới đầu, với sự ra quân hướng dẫn của lực lượng thanh tra giao thông, việc đi lại có vẻ nền nếp, nhưng khi lực lượng này rút đi và không có cảnh sát giao thông đứng gác thì những tuyến phố này lại trở nên loạn xị ngậu. Xe máy đi vào đường dành cho ô tô và ngược lại. Thậm chí những trụ bê tông, những cột biển báo bằng sắt trở nên quá nguy hiểm với người đi đường.







Xe phun nước rửa đường ngày mưa

Những chiếc xe phun nước rửa đường giúp làm sạch đường, dịu bớt những bụi, cát trên đường phố. Thế nhưng ở một số tuyến đường có quá nhiều đất cát rơi vãi do những chiếc xe tải chở đất cát để lại thì những chiếc xe phun nước cũng không thể rửa sạch hết, thậm chí còn thêm ngập ngụa, bẩn thỉu. Người đi xe máy vào làn đường vào lúc ấy không tránh khỏi bị vấy bẩn quần áo, xe cộ do bị bùn bắn lên.

Hà Nội vừa trải qua một đợt mưa phùn, nồm ẩm kéo dài. Điều mà nhiều người thấy lạ là nhiều hôm đường bị mưa phùn ướt nhẹp mà xe phun nước vẫn hoạt động như thường.


Ảnh: Độc giả N.A chụp trên đường Giải Phóng, Hà Nội

Nhà vệ sinh 'kiêm' cửa hàng tạp hóa

Tìm một nhà vệ sinh công cộng ở Hà Nội thật khó - đó là ý kiến của đa số người được hỏi về việc tìm nhà vệ sinh công cộng khi có việc đi ra phố. Đã thế nhiều nhà vệ sinh công cộng còn bị chiếm dụng thành nơi buôn bán, chứa hàng hóa, bị che khuất.


Nhiều nhà vệ sinh bị “tận dụng” làm mục đích riêng biến thành địa điểm kinh doanh,
buôn bán thực phẩm, đồ uống giải khát. Ảnh: Afamily

Cũng là một địa điểm nhà vệ sinh kiêm… quán giải khát là nhà vệ sinh công cộng ở gần Bệnh viện Phụ sản Trung ương, tại ngã ba phố Triệu Quốc Đạt và Hai Bà Trưng. Tiếng là có hai buồng vệ sinh kèm theo dịch vụ tắm nóng lạnh nhưng nhà vệ sinh này ít khi có khách đến (hay đúng hơn là dám đến). Bởi vì vây xung quanh khu vệ sinh này là nơi gửi xe cho khách vào việc C và ngay sát phòng vệ sinh là một quầy bán nước giải khát, đồ ăn nhẹ cũng như trông giữ mũ bảo hiểm.


Ai dám vào nhà vệ sinh công cộng khi phải qua những cửa ải như thế này? Ảnh: Afamily

Cửa nhà vệ sinh công cộng số 38 Hàng Giầy bị một hàng bún gánh (bán buổi sáng) và một người bán hàng nước để ké. Bên trong nhà vệ sinh này cũng được tận dụng làm kho chứa hàng.


Trước nhà vệ sinh công cộng 38 Hàng Giầy. Ảnh: Afamily

Tổng hợp

0 comments:

Post a Comment

Thiết kế kiến trúc thanh hóa - Thiết kế nội thất Thanh Hóa - Thi công nội thất Thanh Hóa - Thi công đồ gỗ Thanh Hóa - Thi công tủ bếp Thanh Hóa - Đá mỹ nghệ ninh vân